会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep.hang phap】Hay buồn ngủ ban ngày: Coi chừng nguy cơ sa sút trí tuệ!

【bang xep.hang phap】Hay buồn ngủ ban ngày: Coi chừng nguy cơ sa sút trí tuệ

时间:2025-01-11 04:15:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:160次

Hay buồn ngủ ban ngày: Coi chừng nguy cơ sa sút trí tuệ

(Dân trí) - Việc nâng cao nhận thức về vai trò của giấc ngủ và duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn, bảo vệ trí nhớ và chất lượng cuộc sống lâu dài.

Hiện tượng người cao tuổi thường xuyên buồn ngủ ban ngày, thiếu năng lượng không đơn thuần là dấu hiệu mệt mỏi mà có thể là lời cảnh báo sớm về nguy cơ suy giảm nhận thức và tiến triển thành sa sút trí tuệ.

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Neurologyđã đưa ra những phát hiện đáng chú ý về mối liên hệ giữa buồn ngủ ban ngày và hội chứng rủi ro nhận thức vận động (MCR).

Dấu hiệu buồn ngủ ban ngày và nguy cơ suy giảm nhận thức

Nghiên cứu được thực hiện trên 445 người cao tuổi với độ tuổi trung bình 76, không có tiền sử sa sút trí tuệ. Nhóm nghiên cứu theo dõi các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ, tần suất buồn ngủ ban ngày và ảnh hưởng của giấc ngủ tới sinh hoạt thường ngày.

Hiện tượng người cao tuổi thường xuyên buồn ngủ ban ngày, thiếu năng lượng không đơn thuần là dấu hiệu mệt mỏi (Ảnh: Getty).

Kết quả cho thấy, những người thường xuyên buồn ngủ quá mức vào ban ngày và ít hứng thú với các hoạt động có nguy cơ mắc hội chứng MCR cao gấp 3 lần so với nhóm còn lại. Hội chứng này đặc trưng bởi tốc độ đi bộ giảm kèm theo các vấn đề về trí nhớ, và được coi là giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ.

TS.BS Victoire Leroy, tác giả nghiên cứu từ Đại học Y Albert Einstein (Mỹ), nhận định: "Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể nghỉ ngơi mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tái tạo não bộ.

Những vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là buồn ngủ ban ngày quá mức, là tín hiệu cần chú ý để ngăn chặn nguy cơ suy giảm nhận thức".

Nhận biết sớm các dấu hiệu như buồn ngủ ban ngày, giảm vận động và trí nhớ kém là yếu tố quan trọng để phòng ngừa.

TS Leroy nhấn mạnh: "Cải thiện chất lượng giấc ngủ không chỉ là giải pháp ngắn hạn mà còn là nền tảng bảo vệ sức khỏenão bộ, ngăn ngừa những tổn thương lâu dài".

Giấc ngủ và sức khỏe não bộ: Sự liên kết quan trọng

Thiếu ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ tích tụ amyloid beta, dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh và suy giảm trí nhớ (Ảnh: Getty).

Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe não bộ. Trong một giấc ngủ ngon, não bộ được "làm sạch" khỏi các chất thải tích tụ, bao gồm amyloid beta. Đây là một loại protein liên quan đến bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu từ Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ cho thấy, thiếu ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ tích tụ amyloid beta, dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh và suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, GS.BS Glen Finney (Đại học Khoa học Sức khỏe Geisinger, Mỹ) cho biết, giấc ngủ kém cũng liên quan đến các bệnh lý như trầm cảm, đột quỵ, béo phì và tim mạch. Đây là những yếu tố nguy cơ của chứng sa sút trí tuệ.

Nhận biết sớm và biện pháp can thiệp

Buồn ngủ ban ngày quá mức thường đi kèm với một số dấu hiệu như:

- Mệt mỏi kéo dài, giảm hứng thú với các hoạt động.

- Tốc độ đi bộ chậm lại hoặc thiếu phối hợp vận động.

- Khả năng tập trung và trí nhớ giảm.

Nếu những triệu chứng này kéo dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, cần thăm khám y khoa để đánh giá nguy cơ mắc hội chứng MCR hoặc các vấn đề liên quan đến sa sút trí tuệ.

Các biện pháp cải thiện giấc ngủ:

- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng phù hợp và nhiệt độ thoải mái.

- Thay đổi lối sống: Tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn lành mạnh, tránh caffeine và đồ uống có cồn trước giờ ngủ.

- Quản lý căng thẳng: Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga, thiền hoặc viết nhật ký để giảm lo âu.

- Theo dõi sức khỏe: Trao đổi với bác sĩ nếu có hiện tượng mất ngủ kéo dài hoặc các triệu chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới hiện có hơn 55 triệu người mắc chứng sa sút trí tuệ, với dự báo con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Tại Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi có dấu hiệu suy giảm nhận thức ngày càng gia tăng, đặc biệt là nhóm dân số trên 60 tuổi.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
  • Hàn Quốc: BoK dự kiến giữ nguyên lãi suất thấp kỷ lục đến tháng 7/2020
  • Phát hiện chiếc mũ cổ của Quan triều Lê
  • Phòng đo EMC: Công cụ hữu ích quản lý tương thích điện từ
  • Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
  • Thực hiện cam kết chi: Góp phần cải cách nền tài chính công
  • 11,7 triệu người dân Syria cần được hỗ trợ nhân đạo trong năm 2019
  • ADB: Thị trường TPCP của Việt Nam tăng "cao kỉ lục"
推荐内容
  • Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
  • Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ lãi suất lần thứ 3 trong năm
  • Dưới 1m60 cũng được dự hoa hậu quốc tế?
  • BNHV: Vân Trang đạo bài nhảy?
  • Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
  • Phật giáo Quảng Ninh ủng hộ 2,4 tỷ đồng cho đảo Cô Tô