会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận pachuca】Tìm biện pháp thực thi hiệu quả Hiệp định thương mại tự do EAEU – Việt Nam!

【kết quả trận pachuca】Tìm biện pháp thực thi hiệu quả Hiệp định thương mại tự do EAEU – Việt Nam

时间:2025-01-27 13:38:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:900次

Nếu như tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại trung bình hàng năm giữa Liên minh Kinh tế Á Âu và Việt Nam,ìmbiệnphápthựcthihiệuquảHiệpđịnhthươngmạitựdoEAEU–Việkết quả trận pachuca giai đoạn 2011-2015 – khi chưa có Hiệp định thương mại tự do hai bên (EAEU-VN FTA), chỉ đạt khoảng 5%, thì khi Hiệp định có hiệu lực vào cuối năm 2016, con số này hiện đã đạt gần 30%.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, chiều kim ngạch xuất khẩu từ các nước Liên minh vào Việt Nam đang có dấu hiệu chững và giảm nhẹ, ở chiều ngược lại kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam vào các nước Liên minh lại có dấu hiệu tăng nhẹ.

tim bien phap thuc thi hieu qua hiep dinh thuong mai tu do eaeu viet nam
Hội nghị bàn tròn Những kết quả đầu tiên và triển vọng thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa EAEU và Việt Nam, do Đại sứ quán Kazakhstan tổ chức ngày 18/12 tại Hà Nội, với sự tham dự của Đại sứ các nước thành viên

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và EAEU (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đạt 4,9 tỷ USD, tăng 26,2% so với năm 2017, trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,7 tỷ USD và nhập khẩu là 2,2 tỷ USD. Trong 9 tháng năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU đạt 3,7 tỷ USD (cả năm 2019 ước đạt gần 5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EAEU đạt hơn 3 tỷ USD, nhập khẩu gần 2 tỷ USD). Trong đó, Liên bang Nga chiếm tỉ trọng lớn nhất với 92%, tiếp đến là Cộng hòa Kazakhstan chiếm 5,5% và thứ 3 là Cộng hòa Belarus với 2%.

Thị trường EAEU vẫn đang có nhu cầu rất lớn về tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như hàng may mặc, giày dép, điện tử, điện thoại, các sản phẩm nông sản như gạo, hạt tiêu, rau quả, thuỷ sản. Về phía EAEU, những sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu sang Việt Nam là các mặt hàng xăng dầu, máy móc, hoá chất, sắt thép, hàng tiêu dùng. Cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và EAEU bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp.

Tại hội nghị bàn tròn, bàn về các biện pháp đẩy mạnh hợp tác, tận dụng tối đa các cơ hội từ EAEU-VN FTA, để kim ngạch tăng trưởng bền vững hơn do Đại sứ quán Kazakhstan tổ chức, Đại sứ các nước đã cùng bàn thảo, chỉ ra những vấn đề đang tồn tại giữa hai bên và biện pháp khắc phục. Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov, vấn đề của các DN Nga là họ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, tuy nhiên việc cung cấp thông tin hiện nay vẫn còn yếu kém, đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ. Làm thế nào để xâu dựng được hệ thống thông tin thông suốt giữa hai nước, là việc chúng ta cần bàn. Theo tôi, chúng ta cần tổ chức thường xuyên hơn các hội thảo chuyên ngành cụ thể giữa hai bên. Các DN Nga quan tâm đến việc xuất khẩu trang sức và mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Armenia tại Việt Nam Vagram Kajoyan và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Belarus tại Việt Nam Vladimir Goshin cũng đồng ý với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam về việc hai bên cần tháo gỡ những rào cản phi thuế quan hiện hành, điện tử hóa các thủ tục hành chính, chứng nhận xuất xứ công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng chế độ kiểm định thực phẩm, cấp giấy chứng nhận ATTP đối với các sản phẩm của Liên minh vào Việt Nam.

tim bien phap thuc thi hieu qua hiep dinh thuong mai tu do eaeu viet nam
Các Đại sứ trao đổi bên lề hội nghị bàn tròn

Với tư cách là người đã có bề dày làm công tác đối ngoại, từng làm việc lâu năm tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã chỉ ra những khó khăn mà hai bên đang phải đối mặt để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Theo nguyên Phó Thủ tướng, nguyên nhân thứ nhất là do khoảng cách địa lý giữa các nước thành viên khá xa nhau, một số quốc gia không có biên giới với biển, dẫn đến khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, tăng chi phí logistic. Thứ hai, hàng hóa của Liên minh gặp phải những khó khăn nhất định với các nước khác tại Việt Nam, bởi Việt Nam là quốc gia có độ mở thị trường rất lớn, với 16 FTA, trong đó có 14 FTA đã đi vào thực thi, hàng hóa của Liên minh sẽ phải cạnh tranh với các nước này, bởi họ sẽ được hưởng những ưu tiên nhất định. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận tốt thì các nước trong Liên minh cũng nên xem xét, tận dụng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường đối tác có FTA với Việt Nam. Thứ ba, là người tiêu dùng cần phải hiểu biết về thị trường, hàng hóa của nhau, hiện người tiêu dùng Việt Nam chưa biết nhiều về thị trường khối Liên minh, trong khi hiểu biết về thị trường châu Âu lại nhiều hơn. Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán hai bên cũng chưa có nhiều thuận lợi.

“Chúng ta có nhiều yếu tố thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai bên, đó là mối quan hệ hữu nghị lâu dài, bên chặt giữa hai bên mà khó có quốc gia nào có được. Vậy vì sao kim ngạch mới chỉ dừng lại ở con số nhỏ bé 5 tỷ USD? ” – nguyên Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.

Đại diện phía Bộ Công Thương, ông Phan Huy Anh - chuyên viên Vụ thị trường châu Âu châu Mỹ cho biết, tại Khóa họp lần thứ ba của Ủy ban hỗn hợp (UBHH) về thực thi Hiệp định VN-EAEU FTA vừa diễn ra tại Hà Nội, hai bên cũng đã bàn thảo một số vấn đề, sẽ sớm được giải quyết trong thời gian tới như: bỏ điều khoản về biện pháp phòng vệ ngưỡng, công nhận tương đương trong các lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là kiểm dịch động thực vật SPS, thay đổi một số điều khoản trong chương Quy tắc xuất xứ. Về phía EAEU, bạn đặc biệt quan tâm đến chính sách của Việt Nam khiến họ gặp khó khăn trong tiếp cận thị trường các sản phẩm máy móc…

Ông Huy Anh đồng thời cho biết, thời gian tới Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Thương cũng như các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài sẽ tiếp tục đẩy mạnh phổ biến thông tin về thị trường, kết nối doanh nghiệp, tổ chức các buổi làm việc, tiếp xúc DN, nắm bắt khó khăn của DN, kịp thời thông báo những biện pháp phòng vệ thương mại tới các DN.

Về phía DN, cũng nên có chiến lược tìm hiểu, nghiên cứu kỹ những quy định của Hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế, cách tính nguồn gốc xuất xứ và luật lệ các nước, để có chiến lược thâm nhập thị trường tốt nhất.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
  • Former Coast Guard generals accused of embezzling $2.1 million
  • Japanese coast guard ship docks in Đà Nẵng for six
  • Việt Nam boosts effective enforcement of Torture Convention
  • TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
  • Việt Nam urges more  cooperation with El Salvador on trade, investment
  • Lao, Cambodian Parties extend congratulations to CPV on 93rd anniversary
  • Climate change response an inevitable path of sustainable development: ambassador
推荐内容
  • Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
  • Public security ministry’s search
  • Việt Nam aims to be top ten regional biotechnology manufacturing hub
  • Japanese coast guard ship docks in Đà Nẵng for six
  • Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
  • Great potential for Việt Nam