【kèo xiên bóng đá】Thương hiệu gạo thứ hai của Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản
Khách hàng Nhật Bản tìm hiểu về gạo Việt Nam. (Ảnh: Xuân Giao/TTXVN)
Ngày 9-10,ươnghiệugạothứhaicủaViệtNamchinhphụcthịtrườngNhậtBảkèo xiên bóng đá Tập đoàn Tân Long kết hợp cùng Ngân hàng Kiraboshi của Nhật Bản tổ chức “Sự kiện ra mắt sản phẩm gạo thương hiệu Việt Nam thứ hai tại thị trường Nhật Bản."
Phát biểu tại sự kiện, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Đại biện Nguyễn Đức Minh cho biết gạo Việt Nam bắt đầu nhận được đánh giá cao từ các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản. Những thị trường này đã tăng sản lượng nhập khẩu gạo của Việt Nam qua từng năm.
Năm 2022, sản phẩm gạo ST25 thương hiệu AAN được bày bán tại siêu thị Nhật Bản, đánh dấu lần đầu tiên một thương hiệu gạo của Việt Nam chinh phục thành công một trong những thị trường tiêu dùng khắt khe nhất thế giới.
Ông Nguyễn Đức Minh nhấn mạnh việc ra mắt dòng sản phẩm thứ hai, sản phẩm gạo Japonica-AAN, tiếp tục khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản quốc gia, tự tin chinh phục những thị trường khó tính, trong đó có Nhật Bản.
Ông Nguyễn Đức Minh bày tỏ vui mừng khi chứng kiến sản phẩm gạo ngon, an toàn, tốt cho sức khỏe do nông dân Việt Nam sản xuất được người dân Nhật Bản chào đón và an tâm sử dụng cho bữa ăn hằng ngày.
Đại biện Nguyễn Đức Minh cho rằng tiến bộ trong hợp tác sản xuất và xuất nhập khẩu gạo đã thể hiện sinh động, thiết thực của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản. Ông bày tỏ mong muốn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam được đưa đến tay người tiêu dùng Nhật Bản.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Long, ông Trương Sỹ Bá, đã gửi lời cảm ơn đến các đối tác Nhật Bản cũng như những người nông dân Việt Nam, các hợp tác xã tại Đồng bằng sông Cửu Long đã cùng với cán bộ, nhân viên của Tân Long canh tác theo đúng chuẩn kỹ thuật kiểm soát dư lượng đạt chuẩn để Tập đoàn Tân Long có cơ hội cùng đối tác Nhật Bản giới thiệu đến người tiêu dùng Nhật Bản những sản phẩm gạo chất lượng của Việt Nam.
Ông Trương Sỹ Bá khẳng định Tập đoàn Tân Long luôn không ngừng cố gắng để sản phẩm nông sản Việt Nam có thể đáp ứng những điều kiện khắt khe nhất của bạn hàng trên toàn thế giới.
Ông cho biết sự kiện ra mắt thương hiệu gạo thứ hai của Việt Nam tại Nhật Bản cho thấy Tân Long không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng gạo. Ông Trương Sỹ Bá nhấn mạnh trong thời gian tới, Tân Long phấn đấu không chỉ dừng lại ở ST25, Japonica mà còn nhiều dòng gạo khác mang thương hiệu AAN - thương hiệu nội địa Việt Nam sẽ từng bước chinh phục những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Long chia sẻ vào năm 2022, tập đoàn đã thử nghiệm thành công 5 container (khoảng 100 tấn) gạo ST25 đến thị trường Nhật Bản. Tân Long xem đó là bước khởi đầu cho quyết tâm kiểm soát chất lượng, liên kết với bà con nông dân để thực hiện canh tác xanh, canh tác bền vững, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón để có chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật Bản.
Với các nỗ lực đó, sau hai năm, Tân Long đã có đợt xuất khẩu gạo thứ hai ngoài gạo ST25 - gạo Japonica đã đến thị trường Nhật Bản thành công với sản lượng năm nay dự báo khoảng gần 6.000 tấn.
Đánh giá về triển vọng, ông Trương Sỹ Bá cho rằng gạo Việt Nam có tiềm năng lớn tại Nhật Bản trong bối cảnh Nhật Bản đang giảm sản lượng gạo. Ông cho rằng các quy định nhập khẩu khắt khe của Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Tân Long, phải canh tác, hợp tác kiểm soát các cánh đồng cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ông bày tỏ hy vọng gạo của Việt Nam, đặc biệt là gạo AAN, sẽ đến được Nhật Bản nhiều hơn trong tương lai.
Ông nhấn mạnh việc Tân Long lần thứ hai đưa được sản phẩm gạo AAN đến Nhật Bản thể hiện ý nghĩa lớn. Ông tin rằng nếu như doanh nghiệp quyết tâm, kiên trì cùng với nông dân kiểm soát chất lượng trong canh tác, chắc chắn gạo Việt Nam sẽ trở thành gạo chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn, có thể vươn ra các thị trường khó tính trên thế giới.
Chủ tịch Ngân hàng Kiraboshi, ông Watanabe Hisanobu, cho biết Ngân hàng Kiraboshi đã thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2019 với mục đích hỗ trợ các hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.
Với mong muốn là cầu nối trên lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, một trong những hoạt động của Ngân hàng Kiraboshi là hỗ trợ thành công xuất khẩu gạo ST25 sang thị trường Nhật Bản năm 2022 nhằm đáp ứng mong muốn của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
Tiếp nối thành công đó, với sự nỗ lực của các bên như Công ty Tokairin, Công ty Spice House, Công ty Suntomi và Tập đoàn Tân Long của Việt Nam, dòng sản phẩm gạo thương hiệu Việt Nam thứ hai tiếp tục chinh phục thành công thị trường Nhật Bản.
Chủ tịch Ngân hàng Kiraboshi bày tỏ hy vọng sản phẩm gạo Japonica-AAN của Việt Nam sẽ được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản và cả cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đón nhận.
Năm 2022, Ngân hàng Kiraboshi và Tập đoàn Tân Long đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, theo đó hai bên sẽ tích cực phối hợp thực hiện các dự án hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản. Ông Watanabe Hisanobu hy vọng trong tương lai Tập đoàn Tân Long sẽ có thêm nhiều dự án với doanh nghiệp khách hàng của Kiraboshi.
Đề cập đến lý do hợp tác với Tân Long để đưa gạo Việt Nam vào Nhật Bản, Giám đốc điều hành Ngân hàng Kiraboshi, ông Yoshino Takeshi, cho biết, nắm bắt được mong muốn của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản được sử dụng sản phẩm gạo quê hương, với nguồn thông tin và các mối quan hệ sẵn có, Kiraboshi đã đề xuất các doanh nghiệp Nhật Bản nghiên cứu nhập khẩu gạo Việt Nam.
Song song với đề xuất này, Kiraboshi đã tìm kiếm kết nối các nhà sản xuất gạo tại Việt Nam. Trong quá trình này, Kiraboshi đã hợp tác với Tập đoàn Tân Long trong việc triển khai xuất khẩu gạo ST25-AAN sang Nhật Bản vào tháng 6-2022.
Ông Yoshino Takeshi cho biết Kiraboshi đóng vai trò là đơn vị đề xuất thực hiện dự án, cung cấp thông tin, kết nối giới thiệu các bên tham gia dự án và tài trợ vốn để thực hiện.
Nói về những khó khăn trong quá trình đưa gạo Việt Nam vào Nhật Bản, theo ông Yoshino Takeshi, chính sách bảo hộ nông sản của Nhật Bản không cho phép các doanh nghiệp hai nước trực tiếp mua bán mặt hàng gạo, mà yêu cầu phải mua qua hình thức SBS (nhà sản xuất-nhà nhập khẩu-Chính phủ Nhật Bản-nhà phân phối). Việc tìm kiếm các đơn vị có thể tham gia hình thức mua bán SBS này rất có hạn, đòi hỏi Kiraboshi phải có nguồn thông tin được kiểm chứng khi kết nối các bên.
Ngoài ra, việc nhập khẩu gạo Việt Nam phải vượt qua các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với 624 tiêu chí kiểm định qua 3 lần kiểm tra trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Kiraboshi đóng vai trò là đơn vị tìm hiểu quy định hướng dẫn cho từng đơn vị từ nhà sản xuất đến nhà phân phối nắm được quy trình cũng những việc mình cần làm.
Một yếu tố nữa trong dự án này là phương án tài chính, để việc nhập khẩu được thực hiện thuận lợi cần ít nhất 6 tháng (từ khi đặt hàng, qua các lần kiểm dịch, giao dịch thương mại, thủ tục cấp phép nhập khẩu), việc này đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia phải đảm bảo cân bằng yếu tố nguồn vốn thực hiện. Kiraboshi với vai trò là ngân hàng đã hỗ trợ tài trợ vốn cho các bên để thực hiện dự án này.
Thực tế, đối với dự án nhập khẩu ST25 năm 2022, do là lần đầu tiên thực hiện nên các bên đã gặp nhiều khó khăn về việc tìm hiểu thông tin thủ tục cũng như quy trình thực hiện, dẫn đến thời gian hoàn thành dự án mất 1,5 năm. Tuy nhiên, đối với dự án nhập khẩu gạo Japonica lần này, thời gian rút gọn chỉ còn 6 tháng từ khi tiếp nhận đơn hàng.
Nhận định về tiềm năng của gạo Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, ông Yoshino Takeshi cho rằng hiện có gần 600.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tạo ra nhu cầu lớn sử dụng các sản phẩm quê hương, trong đó có gạo Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu gạo trong nước nên việc tìm nguồn gạo thay thế cho các hệ thống nhà hàng, nhà máy gia công sử dụng gạo sẽ rất cấp bách. Sản phẩm gạo Japonica của Việt Nam có những nét tương đồng với gạo Nhật Bản nên sẽ được xem xét là sản phẩm thay thế tiềm năng cho gạo Nhật.
Ông nhận định thông qua các hoạt động liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, chắc chắn gạo Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế trong việc mở rộng tại thị trường Nhật Bản.
Tiếp nối thành công của việc đưa ST25 AAN - thương hiệu gạo Việt Nam đầu tiên chinh phục thị trường Nhật Bản vào năm 2022, việc công bố sản phẩm gạo Japonica-AAN của Tập đoàn Tân Long được mở bán chính thức tại Nhật Bản là một dấu mốc quan trọng của ngành lúa gạo Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·AI Trung Quốc phát hiện gần 162.000 virus RNA mới với tốc độ kỷ lục
- ·AI Trung Quốc phát hiện gần 162.000 virus RNA mới với tốc độ kỷ lục
- ·Vietcombank: Ứng dụng chuyển đổi số, trở thành ngân hàng sáng tạo và hiệu quả
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Cách sử dụng hiệu ứng TikTok để tối ưu bài viết SEO
- ·Việt Nam có thể chiêm ngưỡng thêm siêu trăng vào tháng 10
- ·Mẹo tìm kiếm video TikTok cực kỳ đơn giản
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Cách quay video TikTok chất lượng
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Một nhà mạng lớn miễn phí 5G
- ·MobiFone SmartHome
- ·Phát hiện trò lừa đảo trộm mã OTP bằng cuộc gọi tự động
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·TSMC bỏ xa Trung Quốc tới 10 năm nhờ tiến trình 2 nm
- ·Doanh thu bán dòng iPhone mới ở Việt Nam tăng cao
- ·Vì sao siêu bão Milton mạnh lên gấp đôi chỉ sau 24 giờ?
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam có thể đạt 2.000 tỷ USD vào 2050