【lịch bóng đá laliga】Nhậu bờ kè, phố vui đặc trưng Sài Thành 'chết lặng'
Đóng cửa hoặc treo biển “sang nhượng quán” là hình ảnh đặc trưng của các quán nhậu chạy dọc đường Trường Sa,ậubờkèphốvuiđặctrưngSàiThànhchếtlặlịch bóng đá laliga Hoàng hai bên bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thời điểm này. Ít ai có thể ngờ, đặc sản tụ điểm nhậu bình dân của TP.HCM vốn rất sôi động lại rơi vào tình cảnh này. Không khí ngày nào của “phố nhậu” dường như rơi vào quên lãng của những thực khách từng qua đây.
Quán nhậu Quang Mập (đường Hoàng Sa, quận 1) của gia đình anh Quang được truyền đời qua hai thế hệ. Giờ quán phải chuyển sang bán hủ tiếu, bánh mì ăn sáng mang về nhằm duy trì sinh hoạt của các thành viên trong nhà và nhân viên đang ở lại. Hơn 20 năm mở quán, từ khi bờ kè còn chưa hình thành, đây là lần đầu tiên kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quán gặp khó như vậy.
“Ba má tôi bao công mở quán, giờ hai ông bà đều mất vì Covid-19. Chúng tôi không thể ngờ có ngày hôm nay. Phố nhậu giờ vắng hoe, không còn như trước. Hôm qua tôi đã phải bỏ đăng ký hộ kinh doanh để đỡ nộp thuế, phí”, anh Quang nói.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (ảnh: Trần Chung) |
Nhiều chủ quán đã phải trả mặt bằng khi không thể trụ được (ảnh: Trần Chung) |
Quán nhậu bờ kè đóng cửa thời gian dài, chờ ngày được mở lại (ảnh: Trần Chung) |
Cũng theo anh, nhiều chủ kinh doanh đã trả lại mặt bằng do không thể trụ với chi phí thuê lên tới hàng chục triệu mỗi tháng. Chủ quán tự hỏi, liệu rằng năm nay các quán nhậu có được mở lại không, hay phải chờ đến sang năm. Nếu kéo dài thêm thì “miếng cơm manh áo” của cả trăm gia đình như quán Quang Mập sẽ thực sự khó khăn.
Khảo sát của PV. VietNamNet tại hai con đường chạy dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rất ít các quán nhậu chuyển đổi công năng hoạt động trong khi nhiều quán tháo dỡ biển hiệu, chuyển bàn ghế ra ngoài để thanh lý, dọn dẹp mặt bằng. Có tới cả trăm mặt bằng mặt tiền đường bờ kênh đang rơi vào trạng thái “ngủ đông” trong cơn đại dịch.
Chị Mai, chủ quán nhậu Út Mai (đường Trường Sa, quận Phú Nhuận), thông tin, dù chủ nhà có hỗ trợ giảm tiền thuê nhưng do không có doanh thu từ cuối tháng 5, các chủ quán đành chấp nhận trả lại địa điểm hoặc đóng cửa lâu dài chờ quy định mới.
Chị mong muốn chính quyền có phương án hỗ các hộ kinh doanh ăn uống tại chỗ và được sớm mở lại khi tình hình dịch đã được kiểm soát. Nếu được mở lại với công suất hoạt động khoảng 50% đảm bảo phòng, chống dịch, lượng khách đều thì quán mới có thể kinh doanh được. Khách vắng sẽ rất khó để quán nhậu mở cửa.
Ông Sỹ Thành (quận Bình Thạnh) cho rằng, việc cấm dịch vụ ăn uống, nhậu tại chỗ lúc cao điểm dịch là đúng, nhưng khi TP đã đạt độ phủ vắc xin nhất định, nên cân nhắc việc mở lại hoạt động này và quy định lượng khách tối đa tại cùng thời điểm.
“Nếu được mở lại thì cũng phải bỏ số tiền tương đối lớn để đầu tư vì đồ nấu ăn, làm bếp lâu không dùng đã hư hỏng. Chúng tôi sẽ bám trụ nghề này để sống, người Sài Gòn chắc chắn vẫn thèm hương vị nhậu giá rẻ với gió mát ở bờ kè”, chủ quán Quang Mập chia sẻ.
Một quán nhậu treo thông báo sang nhượng (ảnh: Trần Chung) |
Đặc sản nhậu bình dân dọc đường Trường Sa, Hoàng Sa biến mất do đại dịch (ảnh: Trần Chung) |
Tại buổi họp báo chiều 18/10, ông Phạm Đức Hải - Phó BCĐ Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết, ai cũng đều mong muốn việc buôn bán hàng hóa, mở dịch vụ ăn uống tại chỗ như bình thường. Tuy nhiên, do dịch bệnh còn phức tạp nên TP chưa cho phép bán ăn uống tại chỗ. Nhà chức trách sẽ căn cứ tình hình rồi mới quyết định các dịch vụ này sắp tới có được hoạt động hay không. Còn hiện nay, nơi nào thực hiện bán đồ ăn uống tại chỗ là sai theo quy định và các địa bàn phải chịu trách nhiệm.
PGĐ Sở Công Thương - Nguyễn Nguyên Phương cũng thông tin, TP chưa có kế hoạch về việc cho phép hàng quán mở bán tại chỗ, các hoạt động dịch vụ khi mở lại đều trên tinh thần đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Sở Công thương TP.HCM vừa gửi lên UBND TP đề xuất, theo đó Sở kiến nghị cho phép các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP được mở cửa hoạt động bình thường, tức được tổ chức hoạt động bao gồm cả hình thức bán mang đi và phục vụ tại chỗ, trừ các loại hình kinh doanh bán bia, rượu. Điều kiện của các cơ sở hoạt động là đáp ứng các yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch của ngành y tế và theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn chống dịch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP. Các hàng quán sẽ hoạt động đến trước 21h, với công suất phục vụ tối đa 50%. Mật độ phục vụ không quá 2 người/bàn, khoảng cách các bàn ăn tối thiểu 2m. |
Trần Chung
Vừa mở lại nhà máy, chủ nợ chặn cửa đòi trả tiền ngay
Sau thời gian dài phải dừng hoạt động để phòng chống dịch, nhu cầu về vốn đầu tư, khôi phục sản xuất, kinh doanh của các DN tăng rất cao. Tuy nhiên, nhiều DN cho biết, họ không biết tìm đâu ra vốn.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 6/2021
- ·Sài Gòn, cần một quyết định lớn!
- ·Nữ sinh nghèo mồ côi học giỏi khát khao làm bác sĩ
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Bia Hạ mã và tâm lý “thà cúng nhầm còn hơn bỏ sót”
- ·Phạt nặng người có hành vi không chịu đi cách ly y tế
- ·Mẹ khờ, cha thất nghiệp, đứa trẻ bị ung thư hành hạ đến lả người
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·“Ủng hộ thêm một chút vào Quỹ vắc xin, cho những người khốn khó hơn ta”
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Hải quan Mỹ thử nghiệm hệ thống Môi trường thương mại tự động
- ·Mẹ đột ngột qua đời, cha suy thận, hai đứa trẻ sống cảnh đói khát
- ·Chồng tai nạn sống thực vật, vợ khẩn cầu xin giúp con thơ được đi học
- ·Long An sees positive socio
- ·Nạn gì rồi cũng hóa không
- ·Trao hơn 30 triệu đồng đến anh Bàn Văn Tú bị vỡ mạch máu não
- ·Danh sách đầy đủ 8 đội vào tứ kết Champions League 2023
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Trao 60 triệu đồng đến 4 chị em mồ côi cha mẹ ở Hà Giang