【trang bong da uy tin】Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo
Vợ chồng anh Hồ Văn Tân (xã Quảng Nhâm) vui mừng trong ngày nhận bàn giao nhà Đại đoàn kết |
An cư
Phân công cụ thể các tổ chức thành viên giúp đỡ, theo dõi từng hộ nghèo, nắm rõ phương án giảm nghèo của từng hộ, các tiêu chí thiếu hụt của các hộ gia đình để cùng với chính quyền địa phương có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thoát nghèo một cách bền vững; trong đó, xây dựng nhà Đại đoàn kết, trao sinh kế... là những hoạt động hiệu quả mà Mặt trận huyện đã và đang triển khai thực hiện.
Gia đình anh Phạm Ngọc Chánh ở thôn Giồng, xã Hương Nguyên là một trong những hộ nghèo của xã. Mong muốn có được ngôi nhà kiên cố từ lâu, nhưng con cái đang tuổi ăn, tuổi học, gia đình còn nhiều khó khăn nên anh Chánh vẫn đắn đo chưa dám xây nhà. Khi được Ủy ban MTTQ huyện A Lưới hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn của Ban vận động Ủy ban MTTQ tỉnh, anh Chánh đã xây được ngôi nhà kiêm cố, diện tích 65m2.
“Ngôi nhà được xây dựng với tổng kinh phí khoảng 185 triệu đồng. Ngoài nguồn hỗ trợ, kinh phí còn lại gia đình tôi tích lũy được từ việc trồng rừng kinh tế cây keo lai. Không những quan tâm đến đời sống người dân, cán bộ Mặt trận các cấp còn động viên bà con tích cực lao động sản xuất, thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình”, anh Chánh bộc bạch.
Gia đình anh Hồ Văn Tân, thôn KLeeng – A Bung, xã Quảng Nhâm cũng thuộc diện hộ nghèo, gặp nhiều khó khăn trong đời sống, đặc biệt là nhà ở. Do đó, gia đình ông Tân đã được hỗ trợ 70 triệu đồng từ Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Huế và Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, thông qua kênh Ủy ban MTTQ huyện A Lưới. Sau 5 tháng thi công, căn nhà kiên cố được hoàn thiện với tổng kinh phí xây dựng khoảng 200 triệu đồng. Ngày khánh thành nhà Đại đoàn kết, nhìn nụ cười rạng ngời của hai vợ chồng anh Tân những người có mặt cũng vui lây cùng niềm vui của gia đình anh.
“Đây là động lực to lớn để vợ chồng tôi cố gắng làm ăn, vươn lên trong cuộc sống. Dù luôn chăm chỉ nhưng do thiếu kiến thức, chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học nên chưa hiệu quả, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Từ nay, tôi sẽ tích cực học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới, nhất là tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, sản xuất để phát triển kinh tế gia đình”, anh Tân chia sẻ.
Để lạc nghiệp
Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng nhà Đại đoàn kết, thông qua các nguồn vận động, Ủy ban MTTQ huyện A Lưới đã hỗ trợ sinh kế phù hợp để các hộ nghèo để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Với 3 con heo giống được hỗ trợ ban đầu, gia đình anh Trần Văn Xôi, xã Quảng Nhâm đã chăm sóc, phát triển đàn; thu về lợi nhuận khá, từ đó anh có vốn mua thêm bò và dê để chăn nuôi. “Chính từ nguồn sinh kế đó mà gia đình tôi mới có giống để chăn nuôi. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Cũng từ đây, gia đình tôi dần có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống bớt khó khăn hơn”, anh Xôi cho biết.
Trong công tác giảm nghèo bền vững, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, trao sinh kế... cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn được bà con tích cực hưởng ứng.
Ngoài ngân sách nhà nước, các nguồn xã hội hóa khác từ Mặt trận Trung ương, tỉnh và các nhà từ thiện, nhân đạo trong và ngoài tỉnh thông qua Mặt trận huyện đã có 79 ngôi nhà được xây dựng với tổng số tiền hỗ trợ hơn 4,3 tỷ đồng. Ngoài ra, các hộ dân huy động được khoảng hơn 3,5 tỷ đồng...
Bà Lê Thị Mai Loan, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện A Lưới cho biết: Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, hỗ trợ, kết nối của Mặt trận các cấp kết hợp với huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, toàn lực lượng giúp đỡ bằng công sức, cơ sở vật chất chung tay vì người nghèo. Đối với các xã biên giới, Mặt trận huyện phối hợp với các đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn hỗ trợ về ngày công giúp các hộ dân xóa nhà tạm, đồng thời Mặt trận các xã, thị trấn đã huy động lực lượng tại chỗ của thôn, bản và bà con họ hàng cùng giúp đỡ về ngày công nhằm góp phần hoàn thành công trình nhà ở trong những năm qua.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững
- ·Tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính bền vững
- ·Hưng Yên: Hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và ghi nhãn
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Huy động nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn
- ·Bất cập về hoạt động đánh giá sự phù hợp trong Luật CLSPHH
- ·Xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia phù hợp xu thế phát triển quốc tế
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Áp dụng TPM ở khối văn phòng
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Tiêu chuẩn mới cho thiết bị cảnh báo cho xe điện
- ·Hải Phòng: Chính thức tiếp nhận Hồ sơ tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2023
- ·Khó khăn, thách thức trong xây dựng và áp dụng quy chuẩn về xây dựng
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Cabin học lái xe ô tô phải được công bố hợp quy trước khi đưa vào sử dụng
- ·Áp dụng Nhóm huấn luyện TWI tạo nền tảng vững chắc cho nhà máy thông minh
- ·Khai trương Trung tâm Đào tạo Chẩn đoán hình ảnh chất lượng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·L’Oréal tiên phong nâng cao năng lực phụ nữ từ chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững