【leicester vs southampton】Ngành Tài chính: Bội thu sau 10 năm hoàn thiện hệ thống pháp luật
Chất - lượng “khổng lồ”
Trong đó có Luật Giá (2012); Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2010) thay thế Pháp lệnh Thuế nhà, đất năm 1994 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992; Luật Thuế thu nhập cá nhân (2013) thay thế Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (ban hành năm 2001);... |
Với việc xây dựng, trình ban hành một số luật mới, trong giai đoạn này có thể nói pháp luật tài chính đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước của một Bộ đa ngành, đa lĩnh vực.
Phân tích vai trò của việc ban hành cơ chế chính sách, văn bản QPPL tài chính giai đoạn 2005-2015, ông Đặng Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho biết: Công tác này vừa phải điều chỉnh để đảm bảo tăng trưởng kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng và thu ngân sách, vừa phải chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Mặt khác, với quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế sâu rộng là một trong những động lực, yêu cầu phải có điều chỉnh, thay đổi về chính sách, pháp luật tài chính cho phù hợp; gắn với đó là trách nhiệm rà soát, hoàn thiện pháp luật tài chính để đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện những chủ trương, giải pháp về cải cách hành chính để hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Song song với trình cấp có thẩm quyền ban hành pháp luật, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật cũng được ban hành kịp thời, bảo đảm hầu hết các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật được ban hành trong năm hiệu lực đầu tiên của luật. Một bộ phận trong các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật được ban hành cùng hiệu lực với luật. Quá trình soạn thảo, kỹ thuật văn bản luôn tuân theo quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật, năng lực đội ngũ cán bộ công chức tham gia soạn thảo văn bản QPPL được nâng cao, tổ chức pháp chế thuộc Bộ và thuộc Tổng cục được kiện toàn.
Ngoài nguồn lực hiện có, nhiều dự án luật đã huy động được hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và một số nước trên thế giới. Có thể kể đến hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB) cho Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản Nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho Luật Quản lý nợ công; của Chương trình hỗ trợ của châu Âu (ETV2), Quỹ tín thác đa biên (MDTF), WB và UNDP cho một số luật thuế.
Nâng cao năng lực đội ngũ
Bên cạnh đó, một bộ phận pháp luật hiện hành đã được sửa đổi, bổ sung, nâng cấp từ Pháp lệnh lên thành Luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới cơ chế quản lý từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đáng chú ý trong số đó là: Luật Quản lý thuế (2006); Luật Thuế tài nguyên (2009); Luật Thuế bảo vệ môi trường (2010); Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (2008); Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản Nhà nước (2008); Luật Quản lý nợ công (2009); Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (2014);... |
Khuyến nghị giải pháp, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, Bộ Tài chính cần xác định rõ trách nhiệm xây dựng pháp luật tài chính đối với từng đơn vị - trách nhiệm tham gia phối hợp của các đơn vị khác trong hệ thống tài chính và trách nhiệm của tổ chức pháp chế thuộc Bộ, các Tổng cục và các đơn vị. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ xây dựng văn bản pháp luật - tổ chức triển khai thi hành pháp luật là hết sức quan trọng. Để làm được điều này, song song với quá trình triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL 2015, ngành Tài chính phải thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng văn bản pháp luật; gắn hoạt động xây dựng văn bản pháp luật với hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.
Cùng với đó, toàn bộ quá trình từ xây dựng đến tổ chức thực thi pháp luật cần phải được rà soát, đánh giá thường xuyên. Trên cơ sở đó, quy trình hóa các khâu cơ bản như tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành; tổ chức và điều hành hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập; tổ chức lấy ý kiến - tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia; đánh giá tác động; xây dựng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật; tổ chức công tác thi hành pháp luật.
Thực hiện tốt những giải pháp đó, ngành Tài chính sẽ sớm hoàn thành được mục tiêu trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật tài chính giai đoạn 2016-2020.
(责任编辑:La liga)
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·Chung cư HH Linh Đàm vẫn có giá bán khó tin
- ·Tầm nhìn mới cho đô thị biển miền Trung
- ·Chủ đầu tư 'rất hổ thẹn', chung cư thất hẹn, khách rót thêm tiền chờ đợi
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Xôn xao 'dừng giao dịch' đất đấu giá: Mánh đẩy chênh 600 triệu gặp chiêu ép giá
- ·‘Thế giới nước’ đẳng cấp lần đầu xuất hiện ở Móng Cái
- ·Dân đổ xô làm thủ tục đất đai, cơ quan chức năng TPHCM vẫn đang chờ hướng dẫn
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·TPHCM khảo sát ý kiến người dân về bảng giá đất điều chỉnh
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Quận ‘nhà giàu’ TP.HCM đề nghị ngừng giao dịch 96 công trình vi phạm xây dựng
- ·Sổ đỏ có tên gọi mới 105 thành phố, thị xã không được phân lô, bán nền từ 1/8
- ·Thanh Lâm Solasta
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Vinhomes Royal Island thỏa mãn khát khao ‘đưa sân golf về nhà’
- ·TPHCM xin hướng dẫn về phân lô bán nền tại các huyện vùng ven
- ·Rơi kính tại The Coffee House khiến bác sĩ hôn mê: ‘Tử huyệt’ của kính cường lực
- ·Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- ·Giải mã ‘làn sóng’ dịch chuyển của cộng đồng người Hàn Quốc về Ocean City