【quả bóng đá cúp c2】Không bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công cũng bị phạt
Theo Bộ Tài chính, qua tổng hợp báo cáo tổng kết của các bộ, ngành, địa phương cho thấy đã có những tác động tích cực, khắc phục tồn tại, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động nhằm quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công và ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, nhiều bộ, ngành, địa phương phản ánh mức xử phạt vi phạm hành chính như quy định hiện hành còn thấp, để có sức răn đe và phòng ngừa vi phạm cần phải nâng mức xử phạt cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với hiện hành.
Do đó, tại dự thảo nghị định, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công như sau: Đối với tài sản công không phải là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng, thời hiệu xử phạt là 1 năm; đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng, thời hiệu xử phạt là 2 năm (quy định hiện hành là 1 năm).
Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính đề xuất giữ mức xử phạt trong lĩnh vực quản lý tài sản công tối đa là 50 triệu đồng với cá nhân; 100 triệu đồng đối với tổ chức như quy định hiện hành.
Ngoài ra, dự thảo nghị định bổ sung một số hành vi mới theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 gồm: hành vi vi phạm quy định về đầu tư xây dựng tài sản công và hành vi vi phạm quy định về giao tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức. Riêng hành vi thực hiện đầu tư, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính đề xuất nâng mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng (thay vì 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng như hiện nay) để tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi.
Tại dự thảo nghị định đã quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý với mức thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 20 triệu đồng.
Đối với hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản có giá trị lớn như: ô tô, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; để đảm bảo tính răn đe, Bộ Tài chính trình Chính phủ: phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với xe ô tô; phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (mức tối đa theo mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài sản công quy định tại Luật Xử phạt vi phạm hành chính).
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Tuổi thơ sống trong chuồng bò của người phát minh ra loại vật liệu thay đổi thế giới
- ·Tối ưu hóa vận hành doanh nghiệp với giải pháp ‘đám mây’ mới
- ·200 "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2017
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam
- ·Tập đoàn Cao su có chủ tịch mới
- ·Bầu Đức chỉ mua 1/4 cổ phiếu đăng ký do chưa đủ tiền
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Ngành công nghiệp thể dục thể hình chuyển mình trong đại dịch
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·241 khách hàng trúng thưởng chương trình “Mùa hè sôi động” của Bảo Việt
- ·Làm gì để DN trong nước “kết hôn” được với DN FDI?
- ·Apple đã chi bao nhiêu tiền cho nhà phát triển App Store năm 2021?
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Vinatex dự kiến doanh thu năm 2018 đạt trên 20.000 tỷ đồng
- ·May mắn thoát chết đúng lúc thang máy rơi
- ·Nền tảng cửa khẩu số được vận hành thí điểm từ hôm nay
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·iPhone 14 Pro có thể vẫn giữ thiết kế ‘tai thỏ’