Để có được thương hiệu xe thuần điện với dải sản phẩm phong phú, được người Việt cũng như quốc tế đón nhận, hãng xe VinFast sau khi ra mắt 3 mẫu xe chạy xăng đã có bước đi táo bạo chuyển sang sản xuất xe điện. Công ty cũng bàn giao những chiếc xe điện đầu tiên cho khách hàng Việt Nam vào cuối năm 2021, thành tích đáng nể đạt được chỉ trong thời gian ngắn.
Đây được xem là bước đi mạnh mẽ của doanh nghiệp tiên phong, hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng xanh, đặc biệt chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải, vì mục tiêu Net-zero..
Sau 4 năm sản xuất xe điện, có chỗ đứng trong thị trường "xe xanh" tại Việt Nam và có những chiếc đầu tiên xuất đi thị trường quốc tế, hãng xe thuần điện đầu tiên của người Việt được các chuyên gia đánh giá cao, với những bước đi táo bạo trong ngành công nghiệp ô tô Đông Nam Á.
Tránh vết xe đổ từ các 'đàn anh' đã thất bại ở Đông Nam Á
TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định, chìa khóa thành công của công nghiệp hóa dựa vào ngành công nghiệp chế tạo, mà trụ cột là ngành công nghiệp ô tô. Xây dựng thành công một thương hiệu ô tô Việt Nam đạt đẳng cấp thế giới không chỉ ý nghĩa về kinh tế mà còn giúp khẳng định vị thế quốc gia.
"Ngành ô tô của Đông Nam Á có thể coi là ngành thất bại, những hãng như Proton của Malaysia, hay Thái Lan cũng phấn đấu để có ngành ô tô đứng riêng tên mình nhưng chưa làm được. Chúng ta tự hào Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á, phát triển ngành ô tô sau nhất nhưng đến nay có 1 hãng ô tô thương hiệu Việt thực sự, đó là điều cả thế giới thừa nhận. Trong số 100 doanh nghiệp ảnh hưởng lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Tạp chí TIME thì có hãng xe điện VinFast - là niềm tự hào của người Việt chúng ta",TS. Lê Xuân Nghĩa nói.
Nguyên nhân được chuyên gia lý giải chủ yếu xoay quanh việc huy động vốn, khi các hãng ô tô muốn phát triển đều cần có tới hàng tỷ USD. Cũng vì đi sau, doanh nghiệp xe điện đầu tiên của Việt Nam có những bước đi khéo léo để tiếp cận nguồn vốn vay quốc tế.
"Chúng tôi nghiên cứu rất kỹ sự ra đời của Hyundai của Hàn Quốc, được đích thân Tổng thống Park Chung-hee chỉ định phải phát triển ngành này, Chính phủ bảo lãnh cho Hyundai vay vốn nước ngoài để đầu tư vì khối lượng vốn cần rất lớn", ông dẫn chứng về bài học mà VinFast học hỏi được ở giai đoạn đầu phát triển.
Vị chuyên gia này cũng chia sẻ, lý do VinFast không vay vốn trong nước là bởi, hệ thống các ngân hàng đa phần đều nhỏ, họ ưu tiên cho vay các dự án ngắn hạn, vì vậy không có nhiều tiền tập trung cho công nghiệp. Toàn bộ mặt bằng lãi suất được nâng lên rất cao, ngang bằng lãi suất của bất động sản. Như vậy không thể làm công nghiệp, làm ô tô được. Vì thế có thể nói những khó khăn và VinFast phải vượt qua về tài chính, vốn là rất lớn. Khó khăn về vốn cũng là nguyên nhân toàn ngành công nghiệp ô tô của Đông Nam Á thất bại.
Vingroup rất sáng tạo khi đưa VinFast lên sàn để có thể huy động vốn quốc tế, nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ. Những khó khăn mà VinFast phải trải qua trong thời gian qua là nỗ lực phi thường.
Muốn phát triển phải có xe điện xuất khẩu
Với nền kinh tế thì công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp trụ cột, không chỉ tạo ra ô tô cho tiêu dùng mà còn tạo ra ô tô cho vận tải, vận chuyển, ô tô cho an ninh quốc phòng. Điều này cũng có nghĩa đây là ngành công nghiệp lưỡng dụng, có thể lan tỏa ra thành trụ cột kinh tế quan trọng của đất nước. Việc doanh nghiệp chọn công nghiệp ô tô là lựa chọn chiến lược, táo bạo, có tầm nhìn dài hạn về triển vọng của quốc gia đông dân như Việt Nam.
Với nước ta, đây là ngành kinh tế non trẻ, phải đối chọi với những đối thủ cạnh tranh rất lớn, rất có kinh nghiệm, giàu cả về tiền tài lẫn công nghệ.
Ở Hàn Quốc toàn bộ sản phẩm công nghiệp đều dùng đồ nội địa, từ người dân tới Tổng thống đều dùng xe, điện thoại và các sản phẩm công nghệ trong nước. Điều đó cho thấy ý chí đoàn kết rất lớn để hỗ trợ cho phát triển ngành công nghiệp trụ cột. Do đó, chiến lược dài hạn với những quyết tâm từ Chính phủ đến người dân làm thế nào để phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành mũi nhọn và lan tỏa sang các ngành liên quan như sản xuất thép, đóng tàu.
"Với doanh nghiệp ô tô thì phải xuất khẩu mới tồn tại được. Để giải được bài toán này cần chú ý đến 2 vấn đề lớn. Một là cải cách công nghệ để hướng tới sản phẩm xanh, tức là xe điện. Hai là khi có được xe điện thì mới dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn rẻ của quốc tế thông qua những khoản tài chính hỗ trợ cho ngành công nghiệp giảm phát thải", ông Nghĩa cho hay.
Doanh nghiệp sản xuất xe thuần điện của Việt Nam đã tận dụng tốt 2 hai vấn đề trên, có bước tiến khá xa khi niêm yết thành công trên sàn Nasdaq. Đó là nơi mở ra cơ hội lớn để huy động tài chính cho phát triển.
Tận dụng lợi thế chuyển đổi xanh để phát triển nền công nghiệp hướng tới bảo vệ môi trường là bước đi tích cực, không chỉ giúp doanh nghiệp nhận được đặc quyền tiếp cận nguồn vốn giá rẻ mà còn nhận được sự quan tâm từ những đất nước phát triển.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Hiền - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nhà sản xuất xe thuần điện trong nước. Vì vậy, sự có mặt của VinFast cũng giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong toàn bộ lộ trình và kế hoạch chuyển đổi năng lượng xanh.
"Trong quá trình làm việc với các tổ chức, diễn đàn quốc tế đa phương, song phương như bên lề APEC, ASEAN hay khi làm việc với các chính phủ Hà Lan, Đức họ đều đánh giá rất cao vai trò của hãng xe thuần điện đến từ Việt Nam",bà Nguyễn Thị Phương Hiền nói.
Trước sự quan tâm đặc biệt của quốc tế về chuyển đổi xanh của Việt Nam, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải, chuyên gia nhận định cần có sự chung tay của người dân đóng vai trò tiên quyết và quyết định trong công cuộc chuyển đổi xanh của Chính phủ.
"Chính phủ cần sớm có công bố về lộ trình dừng sản xuất và dừng lưu hành phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó chúng ta cũng sớm cung cấp thông tin cho người dân về hiệu quả, lợi ích thực sự của các phương tiện thuần điện. Để từ đó thì người dân có những quyết định sáng suốt nhất trong việc lựa chọn phương tiện nào để sử dụng trong tương lai", bà Nguyễn Thị Phương Hiền nói.
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Hạ viện Nga thông qua dự luật rút khỏi 21 hiệp ước quốc tế của EC
- ·Màu sơn cửa chính hợp phong thuỷ đón tài lộc
- ·‘Khu đô thị hạnh phúc’ giữa lòng Hà Nội
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Vừa lên thành phố, BĐS Hà Tiên tăng tốc
- ·Nhà điều tra Đức khám xét trụ sở ngân hàng Deutsche Bank
- ·Bộ Xây dựng thanh tra loạt ông lớn bất động sản trong năm 2019
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Sự khẳng định của mối quan hệ gần gũi
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Mãn nhãn với căn hộ mẫu Southgate Tower
- ·Dự án Charmington Iris được duyệt giá đất thế nào?
- ·Thời điểm vàng để sở hữu căn hộ tại Sky Park Residence
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Giải mã sức hút BĐS Bà Rịa
- ·Bất động sản Bình Định ‘lột xác’ ấn tượng
- ·Sự khẳng định của mối quan hệ gần gũi
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Hủy hợp đồng BT nếu phát hiện sai phạm