【ket qua v league hom nay】Định hình không gian phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ). Ảnh: Lê Hoàng Vũ |
Phác thảo không gian phát triển cho ĐBSCL
Những phác thảo ban đầu về không gian phát triển của ĐBSCL giai đoạn 2021-2030,ĐịnhhìnhkhônggianpháttriểnĐồngbằngsôngCửket qua v league hom nay tầm nhìn 2050 đã được hình thành. Theo Liên danh tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ, đơn vị tư vấn xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, thì các đề xuất về không gian phát triển mới sẽ giải quyết được các hạn chế, bất cập của việc định hướng không gian phát triển hiện nay.
Đó là nhìn nhận ĐBSCL như một vùng biệt lập, phát triển trong mô hình khép kín, với Cần Thơ là trung tâm và đánh giá thấp ảnh hưởng của TP.HCM. “Điều này là thiếu tính thực tiễn. Hơn nữa, trục động lực quốc tế quá xa về phía Nam, kết nối với phần tương ứng bên phía Campuchia là khu vực không phát triển về kinh tế. Vẫn còn những mâu thuẫn về tầm nhìn phát triển và không thống nhất được với các ngành khác. Hệ thống đô thị cũng mới chỉ rõ về mặt phát triển sinh thái, chứ chưa có định hướng rõ ràng về chiến lược phát triển kinh tế cho ĐBSCL”, đại diện Liên danh tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ bày tỏ quan điểm.
Vì thế, trong quy hoạch lần này, không gian phát triển cho vùng ĐBSCL được hoạch định rõ ràng và cụ thể, cho các cụm ngành kinh tế nông nghiệp, cho vùng đô thị và công nghiệp tập trung, cho bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái, cũng như cho không gian phát triển văn hóa - xã hội.
Thậm chí, trong Khung định hướng phát triển ĐBSCL, việc phân vùng không gian cho từng khu vực còn được chia nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, với cụm ngành kinh tế nông nghiệp, sẽ phân định rõ từng phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa theo độ mặn của nước, theo thổ nhưỡng, nước… “Phân vùng sinh thái là bước quan trọng đầu tiên trong tiến trình định hướng chuyển đổi cơ cấu của ngành nông nghiệp”, ông Đinh Trọng Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói.
Dựa trên phân vùng này, chức năng, nhiệm vụ của từng địa phương trong vùng ĐBSCL cũng được hoạch định cụ thể hơn. Chẳng hạn, Cần Thơ sẽ “chịu trách nhiệm” tổng hợp quản lý hành chính, thương mại, đào tạo, nghiên cứu - phát triển và chuyển giao công nghệ và các sản phẩm cao cấp; Bến Tre thì sẽ tập trung phát triển các sản phẩm trái cây và rau màu, trong khi Đồng Tháp là trái cây, hoa, rau, cây cảnh và thủy sản nước ngọt…
Ủng hộ việc Quy hoạch đưa ra việc phân vùng như vậy, song ông Đặng Kim Sơn (Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp) cho rằng, cần có những phân tích để xác định khoảng cách giữa thực trạng sản xuất và tiềm năng, từ đó đưa ra giải pháp.
Trong khi đó, liên quan không gian phát triển cho vùng đô thị và công nghiệp tập trung, theo đề xuất của Liên danh tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ, cần phát triển vành đai đô thị hình trăng lưỡi liềm, kết nối giữa Cửa khẩu Châu Đốc và TP.HCM. Đây chính là cấu trúc lớn cơ bản của vùng.
“Trong vành đai này, sẽ phát triển những chuỗi đô thị và chuỗi sản xuất, cung ứng tổng hợp cho toàn vùng về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch trên cơ sở liên kết phát triển kinh tế giữa vùng ĐBSCL với vùng TP.HCM và vùng Đông Nam bộ, cũng như liên kết với các khu vực quốc tế”, Liên danh tư vấn cho biết.
Như vậy là khá rõ ràng, mặc dù TP. Cần Thơ vẫn tiếp tục được xác định là trung tâm của vùng, song thay vì cố gắng “chống lại sức hút” của vùng TP.HCM như trước đây, thì sẽ liên kết phát triển chặt chẽ với khu vực này và vùng Đông Nam bộ và kết nối quốc tế.
Các lĩnh vực kinh tế cụ thể, thì ngoài nông nghiệp, mà tới đây toàn vùng sẽ tập trung tái cấu trúc theo hướng giảm diện tích và nâng cao hiệu quả trồng lúa, đồng thời tăng diện tích và nâng cao hiệu quả canh tác, chế biến rau, hoa, màu, trái cây; cần thúc đẩy ngành chăn nuôi, tái cơ cấungành thủy sản…
Chuẩn bị nguồn lực để tăng tốc và bứt phá
Không chỉ hoạch định không gian phát triển, vấn đề mấu chốt để ĐBSCL phát triển chính là phải hoạch định và phát triển được kết cấu hạ tầng thiết yếu. “Kết cấu hạ tầng chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất của việc hoạch định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng lãnh thổ và địa phương. Có một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thì nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói.
Ý kiến trên đã nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo các tỉnh vùng ĐBSCL. Thậm chí, lãnh đạo tỉnh An Giang nhấn mạnh rằng, ông đồng ý với 5 quan điểm phát triển ĐBSCL mà Khung định hướng đưa ra, song “vấn đề cần thiết ưu tiên” hiện nay là tập trung vào phát triển hạ tầng.
Điều đó cũng lý giải vì sao trong các đề xuất gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng Quy hoạch ĐBSCL, tất cả các tỉnh trong vùng đều kiến nghị đầu tưcác dự ántrọng điểm.
Tuy nhiên, theo ông Đinh Trọng Thắng, trên cơ sở định hướng tổ chức không gian phát triển của các ngành, phương hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cần được tổ chức tập trung nhằm đảm bảo tính khả thi và tối ưu hiệu quả đầu tư. Trong đó, hạ tầng giao thông kết nối được đánh giá là đóng vai trò then chốt và là động lực phát triển quan trọng của vùng ĐBSCL. Do vậy, trong định hướng sắp tới, sẽ ưu tiên phát triển các dự án có tính chất kết nối vùng, như các tuyến cao tốc kết nối Đông - Tây, cao tốc kết nối Cần Thơ - TP.HCM…
(责任编辑:World Cup)
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Lý do phó văn phòng huyện bị bỏ phiếu kỷ luật khiển trách, thực tế chỉ phê bình
- ·TP.HCM: Sân bay, bến xe đông nghịt người về quê dịp lễ 30/4
- ·Hà Nội tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Tạm giữ bằng lái nhiều tài xế vụ xe sang rước dâu đỗ giữa đường chụp ảnh
- ·Xét xử ông Đỗ Hữu Ca, 4 lần nhận tổng số tiền 35 tỷ chạy án
- ·Metro số 1 đón những vị khách đặc biệt, cựu chiến binh chiến dịch Điện Biên Phủ
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Dự báo thời tiết 16/4/2024: Miền Bắc gia tăng nắng nóng, phía Đông vẫn dịu mát
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Tên xã phường mới sau sáp nhập, ‘không ai chịu ai’ thì cùng phải sửa giấy tờ
- ·Lãnh đạo Bộ Công an khen các đơn vị triệt phá nhóm tội phạm phát tán mã độc
- ·Khởi tố thêm 2 bị can vụ nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm Thừa Thiên Huế
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Miền Bắc và Trung Bộ ‘tăng tốc’ nắng nóng, nguy cơ giông gió mạnh khi giao mùa
- ·Hình hài cầu vượt tạm qua hầm chui dự án 4.800 tỷ đồng ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất
- ·TP.HCM: Nam sinh viên tử vong bất thường tại chung cư cao cấp
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Bắt giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược trong kho sân bay Tân Sơn Nhất
- Triển khai cao điểm xử lý xe buýt vi phạm luật giao thông
- Ngành giao thông ứng phó với diễn biến của bão YINXING
- Khánh thành Nhà máy điện gió Mũi Dinh
- Sẽ cưỡng chế công trình vi phạm ở phường Vỹ Dạ
- Sẽ có 15 MW điện từ Nhà máy điện rác Sóc Sơn hòa lưới điện quốc gia
- Xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm đạt 113 triệu USD
- Ông Trần Trọng Đạo làm quyền hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng
- Xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT trong dịch Covid
- Bốn bất cập dạy song bằng ở Hà Nội
- Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến để bảo vệ người tiêu dùng