【kèo chelsea vs west ham】Quy hoạch chiến lược phát triển Cà Mau đến năm 2050
(CMO) Sáng 14/9, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt chủ trì Hội nghị báo cáo quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (lần thứ 3). Đây sẽ là căn cứ để hoạch định chính sách với các định hướng lâu dài, bền vững, đưa Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL và cả nước trong tương lai.
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, chiếm 1/4 diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng ĐBSCL và là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước với diện tích ngư trường trên 70.000 km2.
Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục góp ý hoàn thiện Quy hoạch tỉnh để trình Chính phủ trong năm nay.
“Chúng ta đã và đang triển khai các quy hoạch: Kinh tế tập thể, nông nghiệp nông thôn,… Đặc biệt, tỉnh nghiên cứu quy hoạch gắn với Nghị quyết 13 của Trung ương và phù hợp quy hoạch chung của vùng ĐBSCL. Do vậy, các địa phương, ngành tỉnh phải nghiên cứu sâu sát hơn tình hình của địa phương nhằm bổ sung, điều chỉnh vào quy hoạch tỉnh mang tầm chiến lược, lâu dài, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Qua đó, làm cơ sở trình Bộ, ban, ngành, Chính phủ phê duyệt trong năm 2022”, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt thông tin.
Cà Mau hoạch định phát triển hệ thống đường thủy nội địa và đường thủy quốc gia trong tương lai phù hợp với phê duyệt của Chính phủ (Ảnh: Tuyến vận tải huyết mạch Chắc Băng).
Cà Mau cũng là địa phương duy nhất của cả nước có 3 mặt giáp biển với nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển. Tuy vậy, nhiều năm qua tốc độ tăng trưởng của tỉnh còn thấp: Tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011-2020 chỉ đạt 4,7%, thấp hơn vùng ĐBSCL và mức bình quân chung của cả nước; chất lượng tăng trưởng năm 2020 đạt 52,6 triệu đồng/người/năm, thấp hơn khu vực (56,3 triệu đồng), cả nước (64,5 triệu đồng).
Tuy Cà Mau có lợi thế về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với tiềm năng điện gió vùng ven biển của tỉnh đạt công suất trên 12.000 MW; năng lượng mặt trời 2.150MW; điện khí 10.700MW. Tiềm năng lớn về phát triển du lịch với 2 Vườn Quốc gia, có khu Ramsar, Khu dự trữ sinh quyển thế giới,… Song, Cà Mau lại có nhiều hạn chế như: Cách xa các trung tâm kinh tế lớn; ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, chất lượng nhân lực chưa cao, vật liệu xây dựng không có tại chỗ, là tỉnh duy nhất trong vùng ĐBSCL không có nguồn nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông.
Về hàng không, đến 2030 Cảng hàng không Cà Mau sẽ đạt cấp 4C.
Báo cáo quy hoạch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 chỉ rõ nguyên nhân cốt yếu gây ra vòng xoáy đi xuống trong phát triển của tỉnh là hạ tầng còn yếu kém, chưa có cơ chế đặc thù để phát triển. Từ đó khó thu hút doanh nghiệp; thiếu việc làm, lực lượng lao động suy giảm, thu ngân sách thấp,… Ngoài ra, tài nguyên nước mặt và nước ngầm của tỉnh cũng còn nhiều hạn chế trong khai thác tiềm năng, như: Chưa đưa ra các con số dự báo về trữ lượng nước dưới đất và đánh giá khả năng khai thác nước dưới đất; vấn đề biến đổi khí hậu; lượng mưa tăng lên vào cả mùa mưa và mùa khô…
Cảng Hòn Khoai sẽ là Cảng tổng hợp phù hợp với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Mắc xích để tạo ra được sự đột phá trong thực hiện chiến lược phát triển mang tầm bền vững, lâu dài, đó là: Tập trung thu hút và triển khai các dự án kinh tế nông nghiệp, thủy sản, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến thực phẩm. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế đặc thù cho tỉnh. Phấn đấu đến 2050 tỉnh sẽ là địa phương phát triển bền vững, thịnh vượng và bao trùm; là nơi đáng sống; là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Thu nhập bình quân vào năm 2025 đạt 58,6 triệu đồng (bằng 68,7% cả nước), đô thị hóa 31% (thấp hơn cả nước 14%). Đến năm 2030 sẽ đạt 125 triệu đồng/người/năm (bằng 85% cả nước), tỉ lệ đô thị hóa đạt 35% (thấp hơn cả nước 10%).
Tỉnh còn nỗ lực phát tiển đô thị và đẩy mạnh tỷ lệ đô thị hóa, hướng đến là một trong bốn đô thị trọng điểm của Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.
Báo cáo quy hoạch giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 lần này sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của chuyên gia; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương làm cơ sở để tiếp tục rà soát, tiếp thu các ý kiến, đưa ra các nội dung sát với tình hình thực tiễn của tỉnh, xây dựng mô hình phát triển phù hợp trình Chính phủ phê duyệt trong năm nay./.
Phong Phú
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Ông Huỳnh Mừng Em (Bạc Liêu) là “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024”
- ·Việt Nam chia sẻ tầm quan trọng của thúc đẩy văn hóa hòa bình tại LHQ
- ·Cảnh giác chiêu trò dụ dỗ học sinh
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh
- ·Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Công chứng và Luật Thuế giá trị gia tăng
- ·Phước Long họp mặt cán bộ, chiến sĩ Phân khu Bình Phước
- ·PM to visit Laos, co
- ·Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Chọn huyện Hòa Bình tổ chức điểm Đại hội Dân tộc thiểu số vào ngày 15/7
- ·Nhà lãnh đạo xuất sắc của Khu 5 kiên cường thời chống Mỹ, cứu nước
- ·Trao 450 phần quà cho người dân khó khăn nhân mùa Phật đản 2024
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Cụm thi đua số 6 Bộ Công an đổi mới, thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Thư ký Liên hợp quốc
- ·68 năm Giải phóng Thủ đô: Người kể chuyện Hà Nội qua những bức ảnh
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Khởi tố các đối tượng làm giả Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới