【nhan dinh aegoal】Giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần tính toán kỹ
Giảm thuế sẽ tăng tính cạnh tranh
Để thực hiện Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và phù hợp với xu thế cải cách thuế của các nước,ảmthuếsuấtthuếthunhậpdoanhnghiệpCầntínhtoánkỹnhan dinh aegoal lần sửa đổi này, Chính phủ trình giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23% từ năm 2014. Đối với DN có quy mô nhỏ và vừa sử dụng dưới 200 lao động và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng sẽ được áp dụng thuế suất 20%.
Ông Nguyễn Văn Phụng Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính nhận định, đề xuất này vừa đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn đầu tư so với các nước trong khu vực và cũng không gây tác động giảm thu đột ngột, tạo sức ép về cân đối ngân sách của năm áp dụng, đồng thời không xáo trộn nhiều tới hệ thống chính sách ưu đãi. DN có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thấp hơn các trường hợp thông thường sẽ có điều kiện tăng tích tụ, tích lũy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tán thành dự kiến của Chính phủ, ông Bành Quốc Tuấn- Khoa Luật, Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đánh giá, việc giảm thuế suất thuế TNDN về 20-23% là phù hợp với xu hướng cải cách thuế trên thế giới và nhất là phù hợp với bối cảnh kinh tế nước ta. Với dự kiến này, Việt Nam sẽ tăng thêm tính cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư cả với DN trong nước và DN FDI. Hơn thế nữa, điều chỉnh giảm thuế TNDN sẽ khiến một số DN liên kết ngừng các giao dịch liên kết, qua đó, vừa hạn chế việc chuyển lợi nhuận qua giá, vừa giúp các cơ quan quản lý có thể phân tích tìm ra các đối tượng chuyển giá để theo dõi và ngăn ngừa hành vi này trong tương lai.
Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung- Khoa Luật, Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc thu thuế cao chưa hẳn có thể làm tăng thu ngân sách Nhà nước. Thực tế, thời gian qua, với tình hình kinh tế khó khăn, số lượng DN phải tạm ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản tăng cao, một mặt ảnh hưởng khá nhiều đến khoản thu ngân sách trong dài hạn, mặt khác có thể kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội như thất nghiệp, tệ nạn, lạm phát...
Không nên áp dụng 20% sớm
Khi dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN được công bố, khá nhiều DN kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính điều chỉnh thuế suất chung xuống 20% và áp dụng ngay từ năm 2014 để tạo thuận lợi hơn nữa cho DN.
PGS. TS Đinh Dũng Sỹ- Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ khẳng định, cần hết sức cân nhắc những tác động tới ngân sách Nhà nước. Việc áp dụng thuế suất chung là 20% gây tác động quá lớn tới thu ngân sách của năm 2014-2015. Theo tính toán của Bộ Tài chính, chỉ riêng việc giảm thuế suất 25% xuống còn 20%, dự kiến ngân sách năm 2014 sẽ giảm thu khoảng 30.160 tỷ đồng, cộng với giảm thu do bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng khoảng 2.081 tỷ đồng. Nếu tính cả số giảm thu do sửa Luật thuế Thu nhập cá nhân thì tổng số giảm thu ngân sách 2014 lên tới 45.591 tỷ đồng. Theo ông Sỹ, quy định lộ trình giảm thuế suất xuống 20% là hợp lý. Tuy nhiên, nhìn vào bối cảnh kinh tế hiện nay, đặc biệt là bức tranh ngân sách, ông Sỹ nhận thấy, không nên áp dụng lộ trình này quá sớm vì nếu tình hình kinh tế chưa có cải thiện thì sức ép về ngân sách sẽ rất lớn. Ông Sỹ cho rằng, sớm nhất là năm 2018 có thể áp dụng được.
Về ưu đãi thuế suất, TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài- Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính lo ngại, việc để thuế suất 20% cho DN nhỏ và vừa bên cạnh mức thuế suất phổ thông (23%) sẽ làm cho chính sách thuế phức tạp hơn đồng thời mang đến một hệ quả xấu là các DN không muốn lớn mạnh về quy mô để được hưởng ưu đãi thuế.
Cùng quan điểm này, TS. Nguyễn Thị Lan Hương- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, việc quy định mức thuế suất thấp hơn thuế suất phổ thông cho đối tượng DN yếu thế về quy mô doanh thu là cần thiết, có thể góp phần tạo lập tài sản cho DN cũng như khuyến khích DN đầu tư mở rộng trong điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tiêu chí khống chế này làm cho DN dựa vào cơ cấu doanh thu để được áp dụng thuế suất ưu đãi sẽ gây ra tình trạng không muốn mở rộng đầu tư để tăng quy mô doanh thu. Bà Hương gợi ý, cần xem xét kỹ lưỡng, có thể cân nhắc phương án xác định DN là đối tượng hưởng ưu đãi theo ngưỡng tổng thu nhập và tổng số lao động thuê. Ngoài ra, Luật cũng cần quy định bổ sung các điều kiện áp dụng nhằm minh bạch hóa hoạt động tài chính của DN, tác động vào ý thức tuân thủ pháp luật thuế, giảm tối đa tình trạng người quản lý, điều hành gian lận thuế để thu hồi một phần vốn trước khi đóng thuế cho Nhà nước.
Hồng Vân
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Hướng dẫn số lượng, cơ cấu, tuổi nhân sự ủy ban kiểm tra nhiệm kỳ mới
- ·Vụ cá chết ở miền Trung: Hỗ trợ dân cho đến khi biển sạch
- ·Vụ C2, Rồng đỏ nhiễm chì: URC nên cúi đầu xin lỗi như Formosa
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Đáp án đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016
- ·Sinh con thứ 3, một phó Giám đốc Sở viết đơn từ chức
- ·Vĩnh Phúc có tân Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Tự sát bằng thuốc sâu sau khi chém trọng thương công an phường
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Tin tức thời sự 24h ngày 8/6: Vẻ đẹp trai của 9X cứu 20 người
- ·Dự thảo Báo cáo kinh tế
- ·Khi tình bạn Putin và Tập Cận Bình bị thử thách
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối
- ·Tin tức 24h ngày 7/7: Cây cầu 'bê tông, cốt xốp' ở Hà Nội
- ·Đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 chính thức
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất hôm nay ngày 21/6/2016
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Donald Trump phải đi cửa sau vào hội nghị vì biểu tình