【kết quả bóng đá paderborn】Lớp học giữa biển khơi
“Nha Trang ngày… tháng… năm
Anh thương!
Mấy ngày nay thằng Trường Sa nó quậy phá và nhắc anh nhiều lắm. Nó nói ba không còn thương mẹ con nữa nên không về thăm. Nói vậy thôi chớ nó còn trẻ con quá nên đâu hiểu nỗi vất vả của anh ngoài đó. Em nghe cơn bão số 10 tràn qua đảo mạnh lắm phải không?ớphọcgiữabiểnkhơkết quả bóng đá paderborn Anh và thầy Hiệp cùng mấy đứa học trò ngoài đảo nhớ cẩn thận. Mỗi đêm đi ngủ nhớ mặc áo ấm nghe. À mà phải uống trà em gửi ra nghe, nó có tác dụng bồi bổ trí nhớ lắm đó. Em và con luôn nhớ anh.
Loan và Trường Sa”.
Gấp lá thư lại và hướng mắt vào đất liền, Hoàng Sa nghe nỗi nhớ thương trào dâng cồn cào rất lạ. Lá thư viết rất gọn gàng, ý tứ, chữ nghiêng nghiêng của một cô giáo xa chồng từ 5 năm qua nhưng không một lời ta thán, trách phiền. Ngược lại là những lời động viên, chia sẻ khó khăn để anh yên tâm bám đảo, bám lớp để lũ học trò trên đảo không dang dở chuyện học hành. Lắm lúc anh chợt nghĩ, Loan sao lại có sự nhẫn nại và sức chịu đựng rất phi thường. Đàn bà chẳng ai muốn xa chồng khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy mà… Chỉ riêng cái chuyện đặt tên con lúc mới sinh cũng đủ làm anh nhớ mãi. - “Em định đặt tên cho con là gì?”. - “Trường Sa. Nhất định là vậy”. - “Sao em có ý nghĩ như vậy?”. - “Có gì mà anh phải ngạc nhiên đến vậy. Anh tên Hoàng Sa thì con mình tên Trường Sa. Vậy là quá hợp tình, hợp lý rồi còn gì”.
Nhắc đến tên Hoàng Sa của mình, anh chợt giật mình. Đã lâu lắm rồi anh đã không nhớ mình mang cái tên của một quần đảo quê hương mà ba anh đặt cho khi anh mới lọt lòng. Ông nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Lịch sử không thể khác đi. Rồi sẽ có ngày Hoàng Sa lại trở về với mình. Chắc chắn là như vậy”. Anh còn nhỏ quá nên chưa hiểu gì về Hoàng Sa, chưa hiểu vì sao một người lính như ba anh lại hừng hực nỗi căm hờn khi nhắc đến hai chữ Hoàng Sa với đôi mắt rực lửa đỏ ngầu, có lúc lại ánh lên tia hy vọng rạng ngời. Càng lớn anh càng thấm thía và cũng rất tự hào về cái tên “cúng cơm” của mình do ba anh - một người lính hải quân đã từng sống, chiến đấu và hy sinh trên đảo Gạc Ma - đặt để giữ lấy đảo thiêng.
“Mày có điên hông? Đang dạy ngọt xớt, lại đang được đề bạt làm phó hiệu trưởng của một trường “điểm” của thành phố này, vậy mà mày xung phong ra Trường Sa dạy học. Rồi được gì?”, Tiếng Quang - người bạn chí thân từ tấm bé nay đang là hiệu trưởng của Hoàng Sa phân trần. - “Cảm ơn mày. Tao đã suy nghĩ chín chắn rồi. Tao không thay đổi ý kiến đâu. Ai cũng ngại khổ, ngại khó thì tụi nhỏ ngoài đó học hành ra sao?!”. Thấy nét mặt đanh thép và đôi mắt cả tin, quả quyết của bạn mình, Quang im lặng. Chơi với nhau từ nhỏ, hơn ai hết, anh biết rất rõ tính khí của Hoàng Sa. Cái thằng lầm lầm, lì lì hễ nói là làm cho bằng được. Chào thua thôi.
Ngày lên tàu ra Trường Sa nhận việc, Loan tiễn đưa chồng đúng một tháng sau khi cả hai tiến hành hôn lễ. Tàu dần xa. Bóng Loan với hai hàng nước mắt xa dần, xa dần rồi mất hút. Mấy tháng sau, Hoàng Sa nhận được tin vui: Loan có thai. Mừng thì có mừng nhưng lo thì cũng lắm chuyện lo. Rồi Loan sẽ xoay trở sao đây khi cái thai sẽ lớn dần mà mỗi ngày phải đạp xe hơn 3 cây số để đến trường. Nhưng lo thì cứ lo chứ không biết phải làm gì hơn. Nhiệm vụ mà. Nhất là nhiệm vụ trên quần đảo xa xôi đầy sóng gió. Chưa kể kẻ thù vẫn lăm lăm dòm ngó với tham vọng bá quyền. Trường Sa vẫn đang hiên ngang trước đầu sóng, ngọn gió để tuyên bố với thế giới rằng: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Loan sinh con trai và đặt tên là Trương Phan Trường Sa trong sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên của nhiều người. Trương là họ chồng; Phan là họ của Loan; Trường Sa là tên đứa trẻ mới chào đời. Và cái tên này chỉ có hai người hiểu. Ngày Loan sinh con, Hoàng Sa đi ra, đi vào một mình trên bãi biển mênh mông như một người mộng du. Thấy thầy giáo của mình cười cười một mình ra chiều đắc chí rồi lại đăm đăm lo lắng nhìn vào hướng đất liền, lũ học trò trên đảo kéo nhau chạy theo dò hỏi lung tung. Nói lũ học trò cho nó “nhiều”, nó “oai” chứ trường này chỉ vỏn vẹn 13 đứa học trò. “Có chuyện gì mà thầy lúc cười, lúc buồn, lúc lo lắng vậy thầy?”, tiếng con Thủy “Quảng Ninh” dò xét với đôi mắt mở to. - “Thầy nhớ nhà, nhớ cô trong “đó” nên thầy buồn phải hôn thầy?”, tiếng thằng Tuấn “Thanh Hóa” hỏi nhỏ. - “Mấy em chớ làm thầy phân tâm. Thầy mới có em bé nhưng không về thăm được nên hơi buồn vậy thôi”, tiếng thầy Hiệp giải thích. - “Em bé. Em bé. Hoan hô… hoan hô… Thầy mình có em bé các bạn ơi!”, tiếng con Nhung “Quảng Trị” hét lên vang thật xa trên bãi biển Trường Sa Đông nghe lồng lộng.
Hoàng Sa chợt lặng nhìn những khuôn mặt rất thơ ngây, hồn hậu của những đứa học trò đơn độc trên quần đảo xa xôi này. Mỗi đứa đều được gắn phía sau một cái tên phụ để nhớ về quê hương của chúng ở đất liền. Cha mẹ chúng đều là những người lính đang cảnh giữ biển trời Tổ quốc rồi mang chúng ra đây để tiện việc chăm sóc, học hành. Thiếu thốn đến vậy, ăn uống kham khổ đến vậy nhưng ít khi bọn chúng bị ốm đau. Lắm lúc Hoàng Sa so sánh: cùng trạc tuổi như nhau nhưng lũ trẻ đất liền lại có quá nhiều sự hưởng thụ về vật chất lẫn tinh thần, trong khi những đứa trẻ ở đảo nầy nằm mơ cũng không thể có. Vậy mà chúng không một lời trách móc, so sánh, thay vào đó là một sự an phận, bằng lòng với những gì đang có.
Hoàng Sa nhớ lắm những ngày mất điện, trời nóng như thiêu đốt cỏ cây. Vậy là thầy cùng trò công kênh bàn ghế ra bãi biển, dưới tàng cây bàng vuông, phi lao, phong ba để dạy và học trong tiếng sóng biển ầm ào. Những khi có học trò vắng mặt thì sau buổi lên lớp, thầy và trò kéo nhau băng qua cát nóng để đến tận nhà tìm hiểu, động viên học sinh vắng học sáng nay. Anh nhớ những đêm trăng sáng, trời trong, thầy và trò quây quần bên nhau ngắm chú Cuội, chị Hằng trong tiếng kể chuyện đều đều của anh trên biển lặng. Vui nhất là mỗi khi có những đoàn khách từ đất liền ra thăm, anh cùng đồng nghiệp và 13 học trò của đảo kéo nhau ra cầu tàu đón và tiễn khách. Mỗi đứa còn tự tập luyện vài ba tiết mục văn nghệ với chủ đề biển, đảo, về Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu để phục vụ khách đến thăm...
Mới đó đã hơn 5 năm từ khi Hoàng Sa ra đảo. 13 đứa học trò giờ đã có đứa “ra trường”. Nói “ra trường” bởi chúng được ba mẹ gửi về đất liền để học tiếp bậc THCS. Vậy là lại có những cuộc chia tay trên đảo đầy nước mắt giữa thầy và trò.
Hôm nay nhận được thư Loan. Anh nghe ấm lòng và thương vợ con hơn bao giờ hết. Ngồi viết thư cho Loan, anh nghe đâu đây tiếng ca sĩ Thanh Thúy đang quá ngọt ngào lời hát lan xa trên biển rộng: “Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng Trường Sa quá xa xôi… Không xa đâu Trường Sa ơi! Không xa đâu Trường sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em”.
TRƯƠNG THANH LIÊM
(责任编辑:Thể thao)
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được công nhận Thương hiệu Quốc gia
- ·Sau Hà Nội, 'cơn sốt' bất động sản lan sang các tỉnh ven đô
- ·EVN: Tập trung đảm bảo cung ứng điện những tháng cuối năm
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Có những loại hình ngân hàng nào?
- ·Giá vàng hôm nay 8/11: Fed cắt giảm lãi suất 0,25%, vàng đảo chiều tăng mạnh
- ·Giá cà phê hôm nay 13/11: Tăng mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Thẻ trả trước định danh là gì?
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Giá cà phê hôm nay 7/11: Thế giới giảm, trong nước tăng 600 đồng/kg
- ·Chợ mạng ồ ạt giảm giá, dân tình lập hội săn sale xuyên đêm ngày độc thân 11/11
- ·Giá Bitcoin vượt 82.000 USD, lập đỉnh lịch sử mới
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Meey Group ký hợp tác với 2 tập đoàn công nghệ và bất động sản của Hàn Quốc
- ·Thanh tra chỉ ra loạt tồn tại, hạn chế tại dự án 'treo' hàng trăm sổ đỏ
- ·Giá cà phê hôm nay 12/11: Thế giới tăng, trong nước đi ngang
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Giá cà phê hôm nay 10/11: Trong nước và thế giới cùng giảm