【dự đoán bong đa】Có một nhà thơ xứ Huế
');this.closest('table').remove();"> |
Bìa sách thơ Hải Bằng |
Còn ấn tượng về ông ở lần gặp ấy vẫn còn hiện rõ trong trí nhớ của tôi. Đó là người đàn ông trạc tuổi trung niên, gầy gò và khắc khổ, nhưng có đôi mắt rất sáng, dắt chiếc xe đạp buộc đầy những thứ lỉnh kỉnh… Sau đó không lâu, nhờ ông mà tôi được gặp nhà thơ Phạm Tiến Duật, khi nhà thơ về nói chuyện thơ và chùm thơ của mình vừa đoạt giải nhất của tuần Báo Văn nghệ (Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Tiểu đội xe không kính) cho học sinh Trường cấp 3 Nam Quảng Ninh (nơi tôi đang học).
Bẵng một thời gian khá dài, khi tôi rời quân ngũ (cuối năm 1984) về công tác tại thư viện Bình Trị Thiên, tôi mới gặp lại nhà thơ Hải Bằng (lúc này là biên tập viên tờ Báo Văn hóa và Đời sống của ngành, cùng với nhà văn Nguyễn Quang Lập, do nhà thơ Văn Lợi phụ trách). Tôi là cộng tác viên tích cực của tờ báo nên thường xuyên đến tòa soạn gửi bài. Thỉnh thoảng gặp ông ở đó, trò chuyện thơ văn, lâu dần thành quen thân. Ông mời tôi về nhà chơi (nhà cũ trong khu tập thể Phát hành sách ở đường Nguyễn Chí Diễu, Thành Nội; nhà mới sau này ở đường Nguyễn Công Trứ, TP. Huế). Mỗi lần như thế, thành một quy trình định sẵn: thưởng thức hương vị cà phê Tây Nguyên, trà móc câu Thái Nguyên, nghe ông đọc những bài thơ vừa mới viết… Ông đọc thơ cứ như người lên đồng, mắt long lanh, giọng cao hứng…, lâu lâu lại hỏi “thơ được hí”…
Cơ duyên và may mắn để tôi thực sự gắn bó với ông như người một nhà, là thời gian sau tái lập tỉnh (tháng 7/1989) đến lúc nhà thơ nghỉ hưu (tháng 4/1992). Tôi được giao nhiệm vụ phụ trách tổ Báo chí - Xuất bản của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh, trực tiếp cùng nhà thơ Hải Bằng, nhà thơ Dương Toàn Thắng, họa sĩ Bính Văn, nhà nhiếp ảnh Võ Xuân Bé, xuất bản tập san Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế. Mặc dù được “khoán” biên tập thơ và minh họa, nhưng ông là người luôn đến cơ quan sớm, lúc nào cũng chỉn chu, xem có công việc gì mới không, để “cùng làm với các cậu cho vui”. Về tuổi tác ông là bậc cha chú; về thơ phú văn chương, ông là nhà thơ, nghệ sĩ có đẳng cấp. Thế mà, trong giao tiếp hàng ngày, ông khiêm nhường gọi tôi bằng “anh” và xưng “tôi”, góp ý mãi mới chịu gọi bằng “cậu”. Tôi thầm biết ơn ông, người đã gieo niềm say mê, truyền cảm hứng thi ca trong tôi cho đến tận bây giờ. Ông sống tình cảm, chân thành, thủy chung.
Sau ngày nghỉ hưu, mặc dù sức khỏe giảm sút nhiều (đi lại khó khăn) nhưng ông vẫn lên chơi nhà tôi ở gần đàn Nam Giao (cô gái út Kim Phụng chở bằng xe Chaly cọc cạch), tặng tôi lạng trà Thái đặc biệt (mua ở hiệu trà số 3 Hàng Điếu – Hà Nội), đọc thơ mới viết, mở băng ghi âm bài bút ký “Tôi nhen sức sống theo từng bước đi của mình để làm thơ về Huế” của ông vừa được Đài Tiếng nói Việt Nam phát trong chương trình “Đọc chuyện đêm khuya”. Lúc chia tay, ông cứ tần ngần mãi, tôi nắm chặt bàn tay gầy guộc, nhưng ấm nóng của nhà thơ, thay cho lời muốn nói. Có ngờ đâu, đó là lần cuối cùng tôi được gần bên ông.
Thời gian thấm thoát lặng trôi, đến tháng 7 này là giỗ lần thứ 25 của nhà thơ Hải Bằng (ông mất ngày 7/7/1998). Đó là độ lùi cần thiết, đủ để bạn đọc gần xa, những người yêu thơ, những nhà quản lý lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật, có cái nhìn khách quan, và thấm đượm hơn về thơ ông, những đóng góp mang đậm tính cách và bản lĩnh của một “thi sĩ - chiến sĩ”; của một tấm lòng trung trinh với đất nước, của một tâm hồn “rất Huế”.
Bằng chứng là di sản văn học nghệ thuật mà ông để lại cho đời, trong đó nổi trội và xuyên suốt là thơ (với 14 tập thơ, còn nhiều di cảo và hàng trăm bài thơ chưa công bố), được các nhà thơ danh tiếng cùng thời thán phục, bạn đọc yêu mến. Có nhiều nhà thơ đã viết về mưa Huế, nhưng cho đến thời điểm này, chưa có ai viết về mưa Huế nhiều (với 203 bài thơ tứ tuyệt), và bằng cảm nhận đa chiều, lắng sâu mà tinh tế như nhà thơ xứ Huế viết về mưa quê mình. Từ đây, gợi lên một công thức cho tua du lịch “Mưa Huế” đang được nhiều người quan tâm, gồm: Nhà vườn + nhạc Trịnh + thơ Hải Bằng + ẩm thực (trải nghiệm) để các nhà làm du lịch tham khảo.
Ngần ấy thôi, cũng đủ để tên nhà thơ Hải Bằng nằm chính danh trong quỹ ngân hàng đặt tên đường phố của tỉnh, và xứng đáng có một con đường phù hợp mang tên ông. Mong và tin điều đó sớm trở thành hiện thực...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·“Phiêu” cùng giá tôm, bài 1
- ·Bù Đốp: Sớm khởi công xây dựng trường mẫu giáo
- ·Nuôi tôm siêu thâm canh gắn với bảo vệ môi trường
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Linh hoạt khai thác các nguồn thu
- ·Quyết liệt đẩy lùi uốn ván sơ sinh
- ·Đồng Xoài: Dân hiến đất mở rộng đường hẻm 4m lên 28m
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Cả nước có gần 12.600 ô tô điện đang hoạt động
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·150 suất ăn đến với bệnh nhân Phòng khám đa khoa Tâm Đức
- ·Hàng Tết về nông thôn
- ·Tập huấn nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ khuyết tật
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·Những đứa trẻ bệnh tật cần giúp đỡ
- ·Ngư dân Rạch Gốc vào vụ cá khoai
- ·Cả nước có gần 12.600 ô tô điện đang hoạt động
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Dưa hấu trúng mùa, được giá