【kết quả trận coventry】Việt Nam liên tục đạt các dấu mốc kỷ lục về giá trị xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc đạt 162 tỷ USD | |
Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 100 tỷ USD | |
Xuất nhập khẩu sắp cán mốc 700 tỷ USD |
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Cát Lái. Ảnh: T.H |
Những bước chuyển mạnh mẽ
Theo Tổng cục Hải quan, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ, liên tiếp đạt được các mốc kỷ lục.
Năm 1995 là cột mốc diễn ra nhiều sự kiện đáng nhớ của Việt Nam, đánh dấu tiến trình mở cửa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới. Đó là: Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), làm đơn gia nhập Tổ chứccThương mại thế giới (WTO) và việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Sau gần 30 năm nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ, từng bước thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, hội nhập, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế đất nước.
Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã cho thấy những bước tiến mạnh mẽ, liên tiếp đạt được các mốc kỷ lục:
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt con số 100 tỷ USD vào năm 2007.
Năm 2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD.
Trong thời gian 4 năm tiếp theo (năm 2015), xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD.
Đặc biệt, chỉ 2 năm sau đó (vào giữa tháng 12/2017), tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ USD.
Sau đó cứ 2 năm tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng thêm 100 tỷ USD, theo đó, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD trong nửa cuối tháng 12/2019 và cán mốc 600 tỷ USD vào tháng 11/2021.
Đến tháng 12/2022 này tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt mốc 700 tỷ USD.
Theo xếp hạng của WTO, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Đáng chú ý là trong khi thứ hạng của các nước ASEAN không tăng trong một vài năm qua nhưng thứ hạng của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc.
Cụ thể, năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa xếp vị trí thứ 23 trên thế giới, trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp vị trí thứ 20 trên thế giới.
Kể từ năm 2019, Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong khối ASEAN, vượt qua cả Thái Lan và Malaysia và chỉ xếp sau Singapore.
Theo Tổng cục Hải quan, từ năm 2012, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu).
Năm 2022 mức xuất siêu thương mại của Việt Nam dự báo đạt trên 10 tỷ USD.
Tiếp tục cải tiến công tác thống kê hải quan
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước những năm qua, ngành Hải quan đã có những đổi mới không ngừng với vai trò làm trung tâm trong các giao dịch thương mại. Trong đó, công tác thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu đã thực sự trở thành một nhiệm vụ chính của ngành Hải quan.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao phục vụ việc điều hành kinh tế vĩ mô, vi mô và của người sử dụng thông tin, thời gian tới ngành Hải quan sẽ tập trung phát triển một số nội dung liên quan đến hoạt động thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cụ thể là xây dựng các sản phẩm thống kê không chỉ phục vụ cho cơ quan nhà nước mà còn phục vụ các đối tượng dùng tin khác để mở rộng thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của nền kinh tế nói chung.
Ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tự động hóa các khâu trong thu thập, xử lý dữ liệu thống kê. Hướng tới, ứng dụng dữ liệu lớn, áp dụng các mô hình toán và thuật toán phân tích dữ liệu nâng cao, trí tuệ nhân tạo để phục vụ phân tích, dự báo; hỗ trợ quản lý, điều hành, ra quyết định ở các cấp.
Đồng thời xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan, trong đó có cơ sở dữ liệu về hàng hóa xuất nhập khẩu; chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại xuyên biên giới, vừa hỗ trợ khu vực tư trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh cũng như thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·UN promises support for Việt Nam's energy transition scheme
- ·Economic committee proposes keeping nuclear plant project
- ·General Secretary Nguyễn Phú Trọng holds talks with South Korea’s President Yoon Suk
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
- ·Việt Nam committed to help peace process in Korea Peninsula as friend to both DPRK, RoK
- ·Singapore one of Việt Nam’s leading partners in the region: PM Chính
- ·Defence Minister meets with Singaporean, US, Canadian counterparts on sidelines of Shangri
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Change in thinking needed to maximise agriculture potential
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·NA deputies examine implementation of planning law and policies
- ·Vietnamese, Laos defence ministries foster all
- ·Việt Nam calls for augmented efforts to protect civilians in conflicts
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Việt Nam calls for augmented efforts to protect civilians in conflicts
- ·National Assembly discusses draft law on the implementation of grassroots democracy
- ·Economic committee proposes keeping nuclear plant project
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Việt Nam commits to working with global community in tackling global issues