【kết quả trận đấu qatar】Phó Thủ tướng: Nhanh chóng có biện pháp để EC gỡ bỏ "thẻ vàng" thủy sản
Nỗ lực nhưng còn vi phạm
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến về một số nhiệm vụ cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp-IUU do Bộ NN&PTTN tổ chức sáng nay (3/8),óThủtướngNhanhchóngcóbiệnphápđểECgỡbỏampquotthẻvàngampquotthủysảkết quả trận đấu qatar tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Chính phủ khuyến khích hoạt động khai thác trên biển và hỗ trợ người dân ra khơi bám biển, kết hợp giữa khai thác đánh bắt hải sản với bảo vệ tài nguyên môi trường biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đội ngũ tàu khai thác hải sản phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2017, Việt Nam có 109.000 tàu cá, trong đó có 28.600 tàu cá xa bờ; sản lượng khai thác hải sản đạt khoảng 3,2 triệu tấn, chiếm gần 50% tổng lượng thủy sản sản xuất, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động khai thác vẫn có quy mô nhỏ lẻ. Phần lớn ngư dân khai thác kiểu truyền thống, nhận thức về pháp luật và tuân thủ quy định pháp luật còn hạn chế.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, tình trạng khai thác hải sản tận diệt diễn ra còn nghiêm trọng. Mặt khác, trong khai thác hải sản, cấm đánh bắt xâm phạm vùng biển nước ngoài dù đã có nhiều giải pháp nhưng vi phạm vẫn diễn ra. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, nhất là ảnh hưởng đến XK hải sản.
"Nhanh chóng có biện pháp để EC gỡ bỏ "thẻ vàng" là việc cấp thiết. Chính phủ, bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc đồng bộ cùng với sự hưởng ứng của người dân. Thị trường EU chiếm xấp xỉ trên 10% tổng kim ngạch XK thủy hải sản Việt Nam. Nếu như EU "nâng cấp" từ thẻ vàng lên thẻ đỏ, chắc chắn hải sản không vào được EU nữa", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành liên quan, UBND các địa phương từ Quảng Ninh đến Kiên Giang trong thời gian tới phải quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, xác định đây là một trong những nhiêm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của bộ, ngành địa phương, kiên quyết gỡ "thẻ vàng", không để bị EC áp dụng "thẻ đỏ".
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng phải chấn chỉnh khai thác hải sản để phát triển bền vững, trong đó yêu cầu tuân thủ nghiêm quy định về khai thác hải sản quốc tế, gắn khai thác hải sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi hải sản.
Bộ NN&PTNT tham mưu cho Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống đánh bắt bất hợp pháp từ Trung ương đến địa phương; tập trung hoàn thiện pháp luật liên quan đến thủy sản nói chung, quản lý khai thác thủy sản nói riêng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản 2017…
Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ và địa phương rà soát lại quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão…, lập kế hoạch đầu tư nâng cấp, mở rộng, thậm chí đầu tư mới, trên căn cứ đó đưa vào kế hoạch đầu tư phát triển, báo cáo Chính phủ.
Với Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị nghiên cứu đề xuất của Bộ NN&PTTN về bố trí kinh phí duy trì hệ thống thiết bị giám sát hành trình MOVIMAR thực hiện trong giai đoạn 2019-2020 cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên, đề xuất giải pháp, báo cáo chính phủ; phối hợp Bộ NN&PTNT, Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ chế kiểm soát tàu và hàng thủy sản có nguồn gốc khai thác bất hợp pháp cập cảng Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển xây dựng chương trình hành động cụ thể về chống đánh bắt bất hợp pháp, quy định rõ mục tiêu, trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan chức năng liên quan và thường xuyên báo cáo thông tin về Trung ương; tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm với tổ chức, cá nhân liên quan việc để tàu cá và ngư dân vi phạm, báo cáo Chính phủ.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu không ngăn chặn được vi phạm tại địa phương...
Ngoài các nội dung trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng còn đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo địa phương tập trung tiếp tục rà soát lại tái cấu trúc nền kinh tế của địa phương ven biển, gắn với phát triển kinh tế biển… Trên cơ sở đó, sắp xếp lại ngành nghề lĩnh vực cho phù hợp, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác hợp lý, phù hợp với nguồn lực, tài nguyên...
Ngày 23/10/2017, EC thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo bằng thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường của Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời, EC đưa ra 9 khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng (từ 23/10/2017-23/4/2018). Từ ngày 16 - 24/5/2018, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thuỷ sản của Uỷ ban châu Âu (Đoàn Thanh tra EC) đã sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra tình hình triển khai thực hiện 9 khuyến nghị của EC về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Đoàn kiểm tra đã ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các cơ quan Trung ương trong việc chống khai thác IUU. Tuy nhiên, khi kiểm tra thực địa, Đoàn Thanh tra EC cho rằng, tình hình thực hiện chống khai thác IUU của Việt Nam triển khai trên thực tiễn tại các địa phương còn chưa được cải thiện đáng kể. Theo kế hoạch, tháng 10/2018, Đoàn Nghị viện châu Âu gồm 30 thành viên, trong đó có 8 nghị sỹ sang làm việc và kiểm tra tình hình thực hiện chống khai thác IUU tại Việt Nam và đến tháng 1/2019, Đoàn Thanh tra EC sẽ quay lại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Trên cơ sở kiểm tra đánh giá của Đoàn, EC sẽ xem xét vấn đề khắc phục “thẻ vàng” đối với Việt Nam. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/10: Quay đầu suy giảm
- ·Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn: Đây là thời điểm doanh nhân thể hiện bản lĩnh
- ·Chuỗi dự án nông nghiệp sắp mang về 2 tỷ USD mỗi năm của DHN
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Giá vàng hôm nay 19/10: Tăng dựng đứng vượt 2.700 USD/ounce, đắt nhất lịch sử
- ·Giá xăng dầu hôm nay 13/10: Dầu thế giới giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Cửa hàng SJC Đà Nẵng mở cửa trở lại, khách vẫn phải thất vọng quay về
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/10: Quay đầu suy giảm
- ·Chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng từ chiều nay: Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền
- ·Hàng không tốn chục triệu USD mua tín chỉ carbon, lo giá vé máy bay tăng
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Giá vàng hôm nay 15/10: Thế giới giảm nhẹ, trong nước tăng mạnh
- ·Vì sao giá 1 tấn cau tươi bằng cả lượng vàng?
- ·Giá cà phê hôm nay 16/10: Trong nước tăng, thế giới giảm
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Những rủi ro khi sử dụng mã OTP và cách bảo vệ