会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải iceland】Khách hàng bí ẩn mua tiêm kích tàng hình Su!

【giải iceland】Khách hàng bí ẩn mua tiêm kích tàng hình Su

时间:2025-01-26 01:37:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:826次

Khách hàng bí ẩn mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga là ai?áchhàngbíẩnmuatiêmkíchtànghìgiải iceland

(Dân trí) - Bất kể người mua là ai, Moscow vẫn vui mừng khi ký hợp đồng đầu tiên để xuất khẩu Su-57, diễn ra sau một thời gian dài im ắng. Khách hàng bí ẩn nào đã lựa chọn tiêm kích tàng hình Nga?

Tiêm kích Su-57 của Nga (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga).

Người đứng đầu tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport, ông Alexander Mikheev cho biết, hiện có "hợp đồng đã ký" để xuất khẩu tiêm kích Su-57 (NATO định danh là Felon). Tin tứcnày cực kỳ bất ngờ, đặc biệt là khi doanh số vũ khí xuất khẩu của Nga sụt giảm mạnh.

Đáng chú ý, thông báo này được đưa ra khi Su-57 tham gia Triển lãm hàng không Chu Hải được tổ chức 2 năm một lần của Trung Quốc, khai mạc vào ngày 12/11 và kéo dài đến ngày 17/11.

Phiên bản xuất khẩu của máy bay, Su-57E, đã hạ cánh lần đầu tiên tại Trung Quốc. Tiếp theo là những cuộc trình diễn trên không của máy bay chiến đấu tàng hình này, thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả bằng sự nhanh nhẹn và các động tác nhào lộn đỉnh cao.

Rosoboronexport đã công bố hợp đồng đầu tiên ngay cả trước khi triển lãm hàng không kết thúc. Hiện tại, danh tính của người mua và ngày ký hợp đồng vẫn chưa được tiết lộ, nhưng thông báo cho thấy thỏa thuận có thể đã được ký trước đó vài tuần hoặc vài tháng.

Những hợp đồng chưa thành hiện thực

Nga lần đầu tiên cố gắng bán Su-57 của mình có từ tháng 12/2008. Sau đó, họ đã ký hợp đồng với công ty Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited để cùng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 FGFA, được cho là phiên bản nội địa hóa của Su-57.

Sau 10 năm, Ấn Độ đã rút khỏi dự án, tuyên bố rằng Su-57 thậm chí không đáp ứng được các yêu cầu của họ. Vào tháng 3, Ấn Độ cuối cùng đã phê duyệt dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của riêng mình, dự án này sẽ được chế tạo tại quốc gia này mà không có sự tham gia của Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ được nhắc đến như một trong những khách hàng tiềm năng vì Nga đã đề nghị mua thêm các hệ thống hàng không, bao gồm Su-57, ngoài các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 vào năm 2019.

Ankara không mấy quan tâm đến Su-57 vì nước này đã có máy bay KAAN thế hệ thứ 5 của riêng mình. Tương tự như vậy, các thông báo của Nga về những cuộc đàm phán với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iraq đã kết thúc.

Algeria được nêu tên là một khách hàng khác tiềm năng mua Su-57. Vào năm 2020, một số nguồn tin không chính thức đưa tin rằng Algeria được cho là đã ký hợp đồng mua 14 chiếc Su-57E. Nhưng sau 4 năm, vẫn chưa có xác nhận chính thức nào về sự tồn tại của thỏa thuận này.

Vào tháng 9 năm nay, thông tin gây tranh cãi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông rằng Algeria đã thay đổi lựa chọn sang máy bay chiến đấu đa năng Su-35 cũng của Nga.

Cuối cùng, Algeria thực sự vẫn là một khách hàng khá có khả năng mua vũ khí của Nga, vì nước này vận hành máy bay MiG-29SMT, Su-30MKA, Yak-130 của Nga, cũng như hệ thống phòng không S-300, xe tăng T-90S và thậm chí cả hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander.

Tiêm kích Su-57 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 của Nga (Ảnh: RIA).

Khách hàng đích thực có thể là ai?

Cần lưu ý rằng hiện tại, Nga vẫn có 2 khách hàng chắc chắn sẽ sẵn sàng mua Su-57 và hiện họ là đối tác chính của Điện Kremlin. Đầu tiên là Iran, nước đã nhận được tiêm kích Su-35 và thậm chí được cho là đã nhận được giấy phép sản xuất chúng.

Đồng thời, Tehran có thể thực sự quan tâm đến việc mua máy bay chiến đấu đa năng Su-57 vì hiện tại quốc gia này đang nâng cấp đội bay của mình chỉ nhờ vào khả năng tiếp nhận các chiến đấu cơ từ Nga.

Khách hàng tiềm năng thứ hai là Triều Tiên. Đặc biệt, vào tháng 9/2023, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trực tiếp đến thăm nhà máy sản xuất máy bay của Nga tại Komsomolsk-on-Amur, nơi ông đích thân kiểm tra Su-57. Do đó, kịch bản như vậy cũng rất có thể xảy ra, nhất là sau khi Moscow và Bình Nhưỡng chính thức ký thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Theo Defense Express

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
  • CHDC Congo: 16 dân quân thiệt mạng trong cuộc đụng độ với quân đội
  • Hội đồng châu Âu thông qua quy định mới chống gian lận thương mại
  • Cuộc khởi nghĩa Spartacus
  • Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
  • Các biện pháp trừng phạt tác động đáng kể đến kinh tế Triều Tiên
  • Nga đề nghị hỗ trợ chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm Argentina mất tích
  • Thúc đẩy tiềm năng hợp tác thương mại
推荐内容
  • Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
  • Nhìn lại 15 vụ thử tên lửa đạn đạo Triều Tiên năm 2017
  • Khủng hoảng Qatar không ảnh hưởng hoạt động quân sự của Mỹ
  • Tổng thống Nga Putin trả lời trực tuyến người dân lần thứ 15
  • Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
  • Đảng của Tổng thống Macron giành phiếu cao tại bầu cử Hạ viện Pháp