【keocacuoc】Tin dùng và tự hào hàng Việt
Cuối tháng 4 vừa qua,ùngvàtựhàohàngViệkeocacuoc Viện Nghiên cứu thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tổ chức trao giải cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” lần thứ nhất (2022-2023). Chỉ là một cuộc thi ảnh, nhưng điều đáng nói, đây là lần đầu tiên một cuộc thi ảnh về đề tài tưởng chừng rất “khô” và được “nâng tầm” từ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Từ “ưu tiên” đến “tin dùng” hàng Việt là một hành trình dài và nhiều ý nghĩa, nhất là trong thời điểm thị trường gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ trương lớn của Bộ Chính trị, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được phát động từ tháng 7 năm 2009. Cuộc vận động nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Qua gần 14 năm triển khai, cuộc vận động ngày càng đi sâu vào cuộc sống. Hiện tại, hầu hết người Việt đều ưu tiên lựa chọn hàng Việt trong tiêu dùng. Tâm lý sính hàng ngoại cũng giảm dần. Điều này không chỉ xuất phát từ tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc mà còn nhờ uy tín hàng Việt ngày càng được khẳng định. Bởi tâm lý người tiêu dùng, chỉ khi hàng tốt, giá cả cạnh tranh, chủng loại phong phú, mẫu mã đẹp thì họ mới lựa chọn. Còn không, nếu chỉ vì sự “ưu tiên” chắc chắn sẽ chỉ có một bộ phận người tiêu dùng và một số mặt hàng đứng chân được. Chúng ta có thể thấy rõ qua sự hiện diện của hàng Việt với đủ các chủng loại từ áo quần, giày dép, mỹ phẩm đến hàng thực phẩm đóng hộp, tươi sống ở các chợ truyền thống, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Điều này cho thấy, hàng Việt ngày càng đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng…
Thị trường nội địa và xuất khẩu là hai trụ cột quan trọng của sản xuất, tiêu thụ. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới, hàng Việt có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít thách thức. Khi chúng ta hướng đến các thị trường nước ngoài thì với dân số gần 100 triệu dân, có sức chi tiêu ngày càng tăng, Việt Nam cũng là đích ngắm tới của nhiều nhà sản xuất nước ngoài. Chính vì vậy, hàng Việt cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập ngoại, với nhiều mặt hàng tương đồng với sản xuất trong nước và có thuế suất bằng không.
Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023 xác định mục tiêu nâng cao vị thế của hàng Việt Nam, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, hướng tới hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt Nam. Qua đó, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả.
Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm, nhiều doanh nghiệp trong nước “đói” đơn hàng, lao động thiếu việc làm, việc hỗ trợ, thúc đẩy thị trường trong nước được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt cho cả doanh nghiệp lẫn việc phục hồi phát triển kinh tế trong nước.
Tuy nhiên, với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới và các nền tảng số, việc nâng cao năng lực chuyển đổi số là vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm. Trong đó, thúc đẩy thương mại điện tử, kết hợp phương thức phân phối hiện đại với phân phối truyền thống là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy thị trường trong nước. Chỉ khi thuận lợi tiếp cận hàng Việt thì người tiêu dùng mới có thể “ưu tiên”, “tin dùng” và “tự hào” sử dụng hàng Việt.
(责任编辑:World Cup)
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Hỗ trợ phụ nữ kết nối tiêu thụ nông sản sạch
- ·Phú Riềng phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông
- ·Việt Nam đăng cai giải U14 châu Á
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Triển vọng nuôi chim yến công nghệ mới
- ·Thủ tướng họp với TP.HCM tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển kinh tế
- ·Công nghệ Goal
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Lãnh đạo HAGL lên tiếng về việc HLV Graechen rời bỏ U19 Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Vân Đồn
- ·HSBC: Việt Nam vẫn có những cơ hội xuất hiện trong nghịch cảnh
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước tiếp doanh nghiệp định kỳ
- ·5 phút tối nay 5
- ·Từ ngày 8
- ·Xuất thần, đội tuyển nữ Việt Nam lọt vào VCK giải châu Á
- ·Những mẫu xe ôtô bị khai tử khỏi thị trường Việt Nam trong năm 2022
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Doanh nghiệp tăng tốc đẩy mạnh xuất khẩu