【kết quả giao hữu clb】WTO: Thương mại toàn cầu ổn định và tăng trưởng "tốt hơn dự báo"
Vận chuyển lúa mỳ tại một khu chợ ở ngoại ô Amritsar (Ấn Độ). |
Trong bản đánh giá này, WTO cho biết, tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2022 cao hơn mức dự báo 3% mà cơ quan này đưa ra hồi tháng 4/2022 và cao hơn đáng kể so với ước tính trước đây cho các kịch bản bi quan hơn đối với năm 2022.
Về triển vọng dài hạn, các dự báo mới của WTO cho thấy tầm quan trọng của việc củng cố hệ thống thương mại đa phương, trong đó các nước kém phát triển nhất có thể sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu hợp tác quốc tế bị phá vỡ.
Nhà kinh tế trưởng của WTO Ralph Ossa cho biết thương mại toàn cầu "đã duy trì tốt" khi đối mặt với cuộc xung đột Nga-Ukraine, theo đó những dự đoán tồi tệ nhất khi cuộc xung đột mới bùng phát đã không xảy ra.
Theo ông, những dự báo về giá lương thực tăng cao và tình trạng thiếu hụt nguồn cung đã không thành hiện thực nhờ sự cởi mở của hệ thống thương mại đa phương và sự hợp tác của các chính phủ đã cam kết tại WTO.
Các đối tác thương mại đã tìm thấy các nguồn thay thế để lấp đầy khoảng trống cho hầu hết nguồn cung các sản phẩm bị ảnh hưởng do cuộc xung đột, như lúa mỳ, ngô, phân bón, nhiên liệu và nguyên liệu hiếm...
Giá các loại hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề vì cuộc khủng hoảng tăng ít hơn những dự báo được đưa ra khi xung đột bùng phát. Điển hình là lúa mỳ. Giá loại lương thực này tăng 17%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 85% WTO dự đoán đối với một số khu vực có thu nhập thấp.
Cũng theo đánh giá của WTO, khi xuất khẩu của Ukraine giảm 30% về giá trị trong năm 2022, nhiều nền kinh tế châu Phi phải điều chỉnh mô hình tìm nguồn cung ứng. Ethiopia, vốn dựa vào Ukraine và Nga để nhập khẩu 45% lúa mỳ, đã tăng cường mua mặt hàng này từ các nhà sản xuất khác như Mỹ và Argentina.
Ai Cập cũng thay thế lúa mỳ từ Ukraine bằng hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, Mỹ và Nga. Trong khi đó, một số quốc gia trước đây phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Ukraine cũng đã chuyển đổi sản phẩm lương thực nhập khẩu, chẳng hạn như chuyển từ lúa mỳ sang gạo.
WTO đánh giá xuất khẩu của Nga đã tăng 15,6% về giá trị do giá các mặt hàng tăng, đặc biệt là nhiên liệu, phân bón và ngũ cốc. Tuy nhiên, các ước tính cho thấy khối lượng xuất khẩu của Nga có thể đã giảm nhẹ./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Mẹ trẻ bất chấp nguy hiểm luồn rừng tìm ong vò vẽ, không sợ chết, chỉ sợ hết gạo
- ·Xử phạt gần 40 tỷ đồng từ công tác thanh tra giao thông
- ·Chiếc camera không âm thanh đã khép lại vụ quán phở và khách đi xe lăn?
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Thành công từ ứng dụng quản lý rủi ro người nộp thuế
- ·Kêu gọi 2.000 doanh nghiệp cam kết sử dụng điện tiết kiệm
- ·PVI sẽ bán hơn 21 triệu cổ phiếu cho đối tác ngoại
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Người dân Long An đón Giáng sinh sớm tại đại lộ phố 3/2
- ·Long An sees positive socio
- ·“Danh sách đen” cổ phiếu sẽ dài thêm
- ·Bài học cuộc sống của bà lão 80 tuổi: 4 nguyên tắc để sống hạnh phúc
- ·Ly hôn 10 tháng chồng cũ đòi quay lại, anh nói mấy câu khiến tôi vội gật đầu
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·98 người tử vong do tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4
- ·Hà Nội yêu cầu xử nghiêm vi phạm quy định về trông giữ xe
- ·9 công thức đồ uống tất niên hấp dẫn của ông bố Hà Thành
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Ninja Mart hòa chung không khí Tết cùng ‘Chuyến xe may mắn, gắn kết niềm vui’