【bang xep hang vdqg y】Rút ngắn chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất
Rút ngắn chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất
Các doanh nghiệp sản xuất toàn cầu đang chạy đua để hòa mình vào làn sóng của xu hướng chuyển đổi số nhằm phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Tại Việt Nam,útngắnchuyểnđổisốchodoanhnghiệpsảnxuấbang xep hang vdqg y nhiều nhà máy vẫn đang đi tìm câu trả lời cho việc chuyển mình, hướng tới nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng.
Xu hướng chuyển mình sang nhà máy thông minh
Chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến "Smart Manufacturing- Lộ trình Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp sản xuất” ngày 28/4, ông Lê Đức Anh - Giám đốc giải pháp Nhà máy Thông minh, Khối Giải pháp SMB, CMC TS cho hay, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đối mặt với nhiều thách thức khách quan và chủ quan.
Khách quan như dịch bệnh, áp lực cạnh tranh từ đối thủ nước ngoài, dịch bệnh làm đình trệ chuỗi cung ứng, giá cả hàng hoá leo thang. Thách thức chủ quan là năng suất sản xuất thấp. Vì lẽ đó các doanh nghiệp sản xuất trăn trở làm sao giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng.
Trên thế giới, công nghệ được ứng dụng mạnh nhất để chuyển đổi số nhà máy sản xuất là Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) chiếm 40%, MES/SCADA cung cấp dữ liệu được ứng dụng nhiều thứ hai… Ngoài ra, có các hệ thống như: giám sát từ xa, robotics, phân tích số liệu, in 3D…
Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ diễn ra ở nhiều cấp độ. Đa phần doanh nghiệp có bước đi ban đầu ở mảng thu thập số liệu để có bức tranh trực quan về hoạt động sản xuất, hệ thống giám sát hiện trường giúp giám sát từ xa,... Tuy nhiên, máy móc sản xuất tự động hoá chưa được kết nối lên hệ thống quản lý thông tin nên vẫn tồn tại thao tác thủ công, chưa đem lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Chúng tôi là đơn vị có phòng lab, sản xuất hệ thống IOT, quản lý máy móc, cung cấp giải pháp liên quan đến AI, cung cấp thiết bị công nghiệp, dây chuyền tự động hoá… Ngoài ra, CMC TS cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ như: Trung tâm số liệu, chuyển đổi lên điện toán đám mây, phát triển website thương mại điện tử”, ông Lê Đức Anh chia sẻ. Là đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu cho doanh nghiệp tại Việt Nam, CMC TScó khả năng cung cấp toàn diện sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số từ hệ thống…
Ông Lê Đức Anh đưa ra cách giải bài toán cho các doanh nghiệp như: ứng dụng thu thập số liệu, kết nối tự động hoá, hệ sinh thái IoT. Hệ sinh thái giúp kết nối chuỗi sản xuất từ nguyên vật liệu, nhà cung cấp, nhà máy, khách hàng… và cho phép trả lời các câu hỏi: Thời gian, kịch bản ra mắt sản phẩm, kịch bản tích hợp theo chiều dọc từ lộ trình sản xuất, ban điều hành, kết nối tương tác máy móc với hệ thống cung ứng, thương mại điện tử.
Từ đó, thúc đẩy hệ thống sản xuất kết nối với đối tác, đảm bảo cung ứng thông suốt. “Nhà máy thông minh là nhà máy ứng dụng, tận dụng tối đa công nghệ để tạo đột biến về năng suất, chất lượng, đảm bảo tối đa lợi ích cho khách hàng.” – ông Lê Đức Anh nhấn mạnh.
Thời điểm cho nhà máy thông minh với cloud và AI
Từ câu chuyện xu hướng chuyển đổi sốnhà máy sản xuất của đại diện CMC TS, đại diện HPE, Siemens và Aruba tiếp tục thảo luận về các chủ đề: mô hình Nhà máy Thông minh áp dụng nền tảng IIoT; Chuyển đổi Sản xuất Thông minh với Trí tuệ Nhân tạo; Hạ tầng kết nối ứng dụng AI trong môi trường IoT và bảo mật dữ liệu.
Ông Bằng Tạ - Giám đốc Kinh doanh Siemens tại thị trường Việt Nam đã đưa ra mô hình nhà máy thông minh mà doanh nghiệp này xây dựng cho khách hàng. Là doanh nghiệp đứng đầu mảng phần mềm, đầu tư 5 - 6 tỷ USD cho R&D, Siemens đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào chuyển đổi số mô hình sản xuất truyền thống.
Doanh nghiệp này định nghĩa nhà máy thông minh cần dử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho vận hành, xây dựng và kết nối các phòng ban trong hệ thống. Trong đó, thông tin là quan trọng nhất.
“Hiện nay, chúng ta ở thời điểm phù hợp để phát triển nhà máy thông minh với trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây. Chúng ta có nhiều thuận lợi để xây dựng nhà máy thông minh nhưng cần lộ trình, chiến lược và con người hiểu biết để xây dựng được”,ông Bằng Tạ nói.
Theo đại diện Siemens, khi triển khai nhà máy thông minh có thể gặp nhiều rào cản: biến đổi thông tin thô thành thông tin có giá trị sử dụng, tối ưu hoá quy trình sản xuất, tận dụng lại toàn bộ hệ thống hiện có và xây dựng mô hình chuẩn.
Để giải quyết bài toán thông tin cho khách hàng, Siemens cung cấp bản sao số. Giải pháp này như bộ não của hệ thống tham gia vào khâu lên ý tưởng, thiết kế phát triển sản phẩm để tưởng tượng ra quá trình sản xuất, quá trình sử dụng.
Ngoài ra, hệ thống MoM giúp có thông tin trong quy trình sản xuất để tối ưu hoá, đảm bảo hệ thống sản xuất cũng như tạo ra sự minh bạch, đảm bảo chính xác. Từ đó, tạo sự chủ động trong vận hành, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng.
Trong khi đó, ông Tariq Shallwani - Giám đốc Kinh doanh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của HPE cho rằng sản xuất thông minh bắt đầu từ xu hướng lớn như: Trí tuệ nhân tạo; Sản xuất bền vững (giúp giảm khí thải, giảm chỉ số carbon); Siêu kết nối (dữ liệu liên tục chảy); An ninh công nghiệp (các thuật toán truyền thống được kết nối lại, bảo mật là giá trị của doanh nghiệp)…
Thách thức lớn nhất trong chuyển đổi số nhà máy sản xuất là khả năng kết nối và tuân thủ. Một mặt, kỳ vọng của khách hàng ngày càng tăng có nghĩa là thiết kế và mô phỏng kỹ thuật số là những khía cạnh quan trọng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
Cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt - với việc các công ty đổ xô đến nơi có lợi nhuận - được định hướng bởi phương tiện truyền thông xã hội, thói quen mua hàng của người tiêu dùng và các chỉ số kinh tế sẵn có.
Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuần trước, các nhà máy sản xuất ô tô ở Anh đã phải đóng cửa vì thiếu chất bán dẫn. Xây dựng khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng là một thách thức trong toàn ngành, và khả năng kết nối tốt hơn của các hệ thống ERP và MES giữa các doanh nghiệp là cách tốt nhất để giải quyết nó.
Ngoài ra, các quy định cho ngành sản xuất toàn cầu này sẽ còn tiếp tục khắt khe hơn, do đó, doanh nghiệp cần tăng cường khả năng kiểm soát tuân thủ chặt chẽ và hợp lý đối với các hoạt động sản xuất.
“Theo kinh nghiệm đã làm với khách hàng chúng tôi thấy, ai cũng nói nhưng việc ứng dụng AI không dễ dàng. Ai cũng nhìn thấy giá trị nhưng đưa vào sản xuất khó vì điều phối AI là một nhiệm vụ triển khai phức tạp, đòi hỏi các công cụ để quản lý và triển khai các mô hình AI và máy học cũng như các đường ống dữ liệu cung cấp các mô hình đó. Việt Nam đang có lực lượng công nghệ trẻ, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi, số hoá ngay từ đầu. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp số hoá nhanh chóng sau dịch bệnh, đây là thị trường tiềm năng nhưng mỗi doanh nghiệp có mức độ chuyển đổi số khác nhau và nhu cầu khác nhau”, ông Tariq Shallwani – diễn giả HPE chia sẻ.
Bảo mật trong chuyển đổi số
Khép lại buổi hội thảo trực tuyến, ông Nguyễn Thái Vinh - Kỹ sư tư vấn Giải pháp Aruba - Doanh nghiệp chuyên giải pháp hạ tầng kết nối đã giới thiệu về các giải pháp của doanh nghiệp này cho khối sản xuất.
Theo ông Nguyễn Thái Vinh, khi áp dụng nhiều công nghệ vào sản xuất nhà máy thì nhiều hệ thống kết nối vào hệ thống mạng. Các thiết bị thường không có cơ chế bảo mật mà định kỳ sẽ cập nhật bản bảo mật mới.
Điều này gây mất an ninh cho hệ thống, bất cứ lúc nào hệ thống có thể thoả hiệp, tác động đến quy trình sản xuất đang hoạt động liên tục. Aruba có các giải pháp, công nghệ kết nối không dây để kết hối thiết bị IoT vào hạ tầng nhà máy. Ngoài ra, Aruba có hệ thống kết nối có dây, mạng WAN để phục vụ nhu cầu cho từng nhóm khách hàng.
Giải pháp của Aruba kết nối hợp nhất các thành phần trong hệ thống thay vì quản trị rời rạc trên nhiều nền tảng khác nhau. Trên một nền tảng quản trị duy nhất có thể xem về người dùng, cảnh báo sự cố, đề xuất để xử lý sự cố phát sinh.
Ngoài ra, có các chính sách bảo mật để đảm bảo an toàn cho các chủng loại thiết bị kết nối trong nhà máy. Ứng dụng AIvào công tác vận hành để hiểu hành vi của khách hàng, đề xuất được cấu hình tốt nhất cho từng khối khách hàng. Từ đó, phát hiện ra sự cố tiềm tàng và tìm ra hướng xử lý.
Đại diện Aruba khẳng định chuyển đổi số chính là chìa khóa mở đầu cho quá trình chuyển đổi từ nhà máy truyền thống sang nhà máy thông minh với sản xuất tự động hóa và đảm bảo an ninh thông tin.
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Adidas chuyển dây chuyền sản xuất từ Châu Âu về Châu Á
- ·Ấn tượng những tác phẩm nghệ thuật đường phố tại Cao Hùng Đài Loan
- ·Có nguy cơ văng bánh khi đang chạy: Hyundai Elantra nhận lệnh triệu hồi gấp
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Vietjet bắt đầu Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi”
- ·Hãy từ bỏ 5 điều này nếu bạn không muốn vướng phải nợ nần trong năm mới
- ·Kinh doanh kém khởi sắc, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam lỗ ròng gần 81 tỷ đồng
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Bảng giá ô tô Suzuki tháng 11: Cập nhật giá bán đã bao gồm VAT
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·GS.Đặng Hùng Võ: 'Cung về condotel chưa vượt cầu'
- ·Sau 2 đợt giảm, chiều nay giá xăng tăng mạnh
- ·Hãng xe điện Rivian vừa được rót vốn 1,3 tỷ USD
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·‘Cận cảnh’ Toyota Vios 2020 chuẩn bị ra mắt vào tháng tới
- ·Khơi thông ‘điểm nghẽn’ trong kinh tế nền tảng
- ·Thêm hãng bay mới, thêm lựa chọn di chuyển về quê ăn Tết cho lao động làm việc ở Đài Loan
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Chuẩn hóa thực đơn dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Lai Châu
- Du học sinh giết người phi tang xác dưới sông
- Sẽ mua xe phân khối lớn kiểm tra gà lậu
- Thời tiết trong và sau Tết Giáp Ngọ: không mưa, nắng xuân đẹp
- Tiết lộ giây phút cuối cùng của hành khách trên máy bay Malaysia mất tích
- Người đàn bà thép ở Hà Nội
- Tổng cục trưởng Ngô Quý Việt tiếp Bộ trưởng Công nghiệp Bangladesh
- Sập bê tông công trình hàng chục hộ dân hoảng sợ
- Sẽ công khai phương án tính giá xăng dầu
- Chen chúc ở sân bay Tân Sơn Nhất ngày giáp Tết
- Thi nhẹ nhàng vẫn đỗ công chức