【keo nha kai】Tuyến đường “đau khổ”
Tuyến đường “đau khổ”
Từ quốc lộ 14 tới thôn Sơn Thọ có thể đi theo 2 đường. Một đường đi qua thôn Sơn Hiệp dài khoảng 5km. Đường thứ hai đi qua thôn Sơn Lập dài khoảng 7km. Cả hai đều là đường đất. Từ nhiều năm nay,ếnđườngldquođaukhổkeo nha kai 2 tuyến đường này xuống cấp nghiêm trọng, một số đoạn bị sụt lún tạo nhiều hố sâu. Mùa nắng bụi và đất đá lởm chởm, mùa mưa sình lầy, trơn trượt. Nếu đi bằng xe máy thì phải gắn xích chống trơn, những hố sâu trên đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông.
Đường vào thôn Sơn Thọ, xã Thọ Sơn (Bù Đăng) đi qua cầu 1, cầu 2 được giáo viên nơi đây gọi là tuyến đường “đau khổ”
Phải đi về hằng ngày và chịu nhiều vất vả trên tuyến đường từ thôn Sơn Thọ về thôn Sơn Lập là các thầy, cô giáo của 2 trường tiểu học Trần Phú và mẫu giáo Hoa Phượng, xã Thọ Sơn. Cô Trần Hồng Nhuệ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Phú cho biết: Điểm lẻ thôn Sơn Thọ có 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) với khoảng 120 học sinh. Có 5 giáo viên dạy tại điểm trường, trong đó 1 cô nhà ở thôn Sơn Thọ đỡ vất vả hơn, còn lại 4 thầy, cô nhà ở thôn khác hoặc xã khác. Cô Nguyễn Thị Thu Hương, nhà ở thôn Sơn Lập cho biết: “Chỉ 7km tới điểm trường nhưng hằng ngày tôi phải đi từ 6 giờ sáng. Mùa nắng hay mùa mưa đều phải mang theo quần áo để khi tới sẽ thay, bởi mùa khô bụi đỏ như nhuộm áo quần, mùa mưa nước ngập cao, phải đi ủng cao hơn đầu gối. Tài liệu, quần áo bỏ trong bao tải buộc phía sau, té xe bị thương, bẩn đồ là chuyện hằng ngày. Bởi vậy, một số người quen thấy chúng tôi chuẩn bị đi dạy thì ghẹo: Lại đi rẫy à? Chúng tôi gọi đường này là tuyến đường đau khổ”.
Một trong những người gắn bó lâu nhất với điểm trường Sơn Thọ là thầy giáo Nguyễn Đức Khánh, dạy từ năm 2009 tới nay. Thầy Khánh chia sẻ: Khó nhất là trời mưa phải vượt qua 2 cây cầu (cây cầu 1 và cầu 2). Những giáo viên dạy buổi chiều vất vả hơn, đặc biệt là giáo viên nữ thì luôn nơm nớp lo sợ cầu bị ngập sẽ phải đợi nước rút mới về được. Khoảng 4, 5 giờ chiều, trời bắt đầu mưa lớn. Nước từ đồi cao đổ xuống suối sẽ nhanh chóng gây ngập lụt, đây cũng là giờ tan trường. Cầu ngập sâu, nước chảy siết nên không một loại phương tiện nào qua cầu được. Đã nhiều lần xảy ra tai nạn với người dân và giáo viên nơi đây. Thầy Khánh kể: “2 năm trước, một đồng nghiệp nữ mang thai dắt xe máy đi qua cây cầu 2 đã bị trôi xe. Khi ấy, tôi và người dân đã cố gắng kéo lại được, chỉ chậm chút nữa là xe bị cuốn xuống suối”.
Sống gần cầu 2, anh Phạm Văn Căng nhiều lần tình nguyện dùng máy cày chở người dân qua cầu khi trời mưa lớn. Anh Căng cho biết: “Cầu 2 đã xuống cấp nghiêm trọng, giữa cầu có nhiều lỗ thủng to, nếu bị ngập, bà con cố tình lội qua rất dễ bị sụt xuống suối”.
Bỏ học vì đường khó đi
Thầy Phạm Văn Vôn, giáo viên phụ trách phổ cập giáo dục của Trường THCS Thọ Sơn cho biết: “Thôn Sơn Thọ hiện có 77 em từ lớp 6 đến lớp 9. Mỗi năm, thường có 7-8 em bỏ học, năm nay ít nhất cũng 5 em. Hiện xã đã thành lập Ban vận động học sinh ra lớp”. Điểu Tuấn, con trai Trưởng thôn Điểu Prông bỏ học khi vừa hết lớp 5 cho biết: “Em đi học từ nhà tới trường phải qua thôn Sơn Hiệp, đường xa không thể đi bộ, cũng không đi xe đạp được vì dốc, xóc, lầy lội, đi xe máy thì vi phạm luật vì chưa đủ tuổi. Cha mẹ đâu thể ngày nào cũng chở em đi học được”.
Ông Điểu Chốt, Bí thư Chi bộ thôn Sơn Thọ cho biết: “Toàn thôn còn 17 hộ nghèo, số nhà tranh tre nhiều nhất xã với khoảng 20 hộ. Nông sản thường bị tư thương ép giá vì chuyên chở vất vả. Năm 2017, chùa Thanh Sơn đã cho hàng trăm xe đá đổ từ ngoài thôn Sơn Lập vào, nhân dân tập trung ủi, san lấp nhưng chỉ được thời gian ngắn đường lại bị cày tung bởi những xe tải, máy cày chở củi, nông sản ra vào liên tục”. Ông Nguyễn Trọng Bình, Phó chủ tịch UBND xã Thọ Sơn cho biết: Đường từ Sơn Lập vào Thọ Sơn đã có chủ trương làm từ năm 2004 nhưng không biết vì sao đến giờ vẫn chưa triển khai. Hằng năm, xã đều có kinh phí sự nghiệp giao thông nhưng rất ít, riêng năm 2018 có 395 triệu đồng. Điều kiện kinh tế người dân còn khó khăn, nhất là tuyến Sơn Thọ - Sơn Hiệp mật độ dân cư thưa thớt không thể huy động thực hiện theo cơ chế đặc thù. Vì đường khó đi mà 4 năm qua, thôn Sơn Thọ không có một thanh niên dân tộc thiểu số nào học hết lớp 9 để gọi nhập ngũ. Đường hư hỏng nặng nhiều năm là rào cản phát triển kinh tế - xã hội nơi đây. Vì vậy, chúng tôi rất mong cấp trên sớm có chủ trương sửa chữa, nâng cấp 2 tuyến đường này”.
Quang Minh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả