【nhận định tottenham hôm nay】Hội nhập kinh tế quốc tế: Khẳng định vị thế Việt Nam
Dấu mốc quan trọng
Hội nhập quốc tế (HNQT) là chủ trương nhất quán của Đảng,ộinhậpkinhtếquốctếKhẳngđịnhvịthếViệnhận định tottenham hôm nay Nhà nước ta và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn phát triển. Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định, triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực về HNQT với trọng tâm là Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và Quyết định số 40/QĐ-TTg về Chiến lược tổng thể HNQT đến 2020 tầm nhìn 2030.
Để hiện thực hóa chủ trương này, những năm qua, cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư kinh doanh (ĐTKD), tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện đã giúp Việt Nam tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, khẳng định được vị thế trên trường quốc tế.
Cụ thể, nếu giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%, thì năm 2019 đạt 7,02%, quy mô nền kinh tế đạt hơn 262 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đã lên gần 2.800 USD. Trong danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Forbes Asia 2019 công bố, có 7 doanh nghiệp (DN) của Việt Nam; Việt Nam xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018. Hiện nay, có gần 26.000 DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn cam kết đầu tư trên 330 tỷ USD đến từ gần 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hội nhập kinh tế cũng đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đến năm 2019, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia của Liên hợp quốc; có quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư với trên 224 nước và vùng lãnh thổ; có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn diện; có 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường…
Chủ động sáng tạo trong hội nhập
Nói về một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh từng khẳng định, hoàn thiện thể chế thị trường qua việc chủ động hội nhập kinh tế và thể chế hóa cam kết hội nhập, nhằm phục vụ môi trường ĐTKD để giải phóng các nguồn lực, đóng góp vào tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội. Nổi bật nhất là việc chủ động đàm phán các FTA đa và song phương, nhằm mở rộng thị trường XK cho hàng hóa của Việt Nam, đa dạng hóa nguồn cung nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, xây dựng và bảo vệ thương hiệu quốc gia, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước…
Lưu ý, nếu năm 1995 – năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu bước chính thức mở cửa hội nhập và bắt đầu tham gia các FTA một cách bị động, thì sau đó, Việt Nam đã bắt đầu chủ động hơn trong việc lựa chọn đối tác tham gia và vươn ra các thị trường xa hơn. Trong đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết gần đây là hai dấu ấn quan trọng. Đây là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện thể chế và mở rộng thị trường XK.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chuyển sang thời kỳ kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Bộ Công Thương xác định, chủ động nhận diện các động thái, xu hướng phát triển lớn của thế giới, nhằm tận dụng triệt để những cơ hội mới. Đồng thời, tham gia thiết lập một nền kinh tế thị trường đầy đủ, minh bạch và hiện đại, đáp ứng yêu cầu của hội nhập; xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, của DN trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế.
Và ngay trong thời điểm nền kinh tế trong nước và thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, gửi thông điệp đến người dân và DN tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DN, một lần nữa Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế bằng những hành động cụ thể, nhằm duy trì các thị trường XNK truyền thống, đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch, khai thác các thị trường mới, nhất là những thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA.
Hội nhập quốc tế phải tạo ra lợi ích kinh tế mới và xây dựng các thiết chế để bảo đảm lợi ích từ quá trình này. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Làn sóng các công ty Trung Quốc tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài
- ·Khu đô thị: Sự lựa chọn tối ưu mang lại giá trị sống
- ·Cắt điện, nước tòa nhà 51 Nguyễn Chí Thanh
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu chuyến thăm Nga
- ·3 lý do khiến BĐS nghỉ dưỡng vẫn giữ ‘phong độ’
- ·Sol Villas đã sẵn sàng chào đón chủ nhân
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Singapore: Nạn nhân mất 36 triệu USD trong 2 tháng do lừa đảo đầu tư trực tuyến
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·‘Ngồi trên đống lửa’ sau khi bỏ tiền tỷ mua chung cư
- ·Giải mã sức hút của biệt thự đảo Ecopark Grand The Island
- ·Kinh tế toàn cầu trước mối nguy phân mảnh địa chính trị
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ
- ·Quỹ đầu tư Đức rót 20 triệu USD vào dự án của Novaland
- ·Sắp tìm ra người trúng giải ‘Mua 1 sở hữu 2 căn hộ’ Imperia Sky Garden
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Dự án 1000 căn hộ xây không phép gần 35.000m2, bị buộc tháo dỡ