【kết quả cúp nhật bản hôm nay】“Rộng cửa” đầu tư sân bay tư nhân
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Đầu tư sân bay không nên chỉ dừng ở "lỗ hay lãi" (HQ Online) - Theo ông Phan Đức Hiếu, lợi ích của sân bay không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế của sân bay ... |
Sân bay Vân Đồn đánh dấu một mốc phát triển mới trong tư duy về hàng không của Việt Nam: tư nhân cũng có thể tham gia thực hiện một hạ tầng mang tầm cỡ giá trị quốc gia. Ảnh: ST |
Kinh tế cất cánh nếu có sân bay
Hiện cả nước có 22 cảng hàng không đang hoạt động, trong đó nhiều cảng hàng không trong nước đã phải khai thác vượt công suất công bố như tại các nhà ga hành khách nội địa sân bay Côn Đảo, Cát Bi, Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh…
Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, bên cạnh sân bay lớn như Long Thành đang được khẩn trương thi công, Việt Nam cần có thêm các sân bay nhỏ. Các sân bay này ngoài phục vụ nhu cầu di chuyển hành khách và hàng hóa, còn là “bộ đệm” dự phòng cho các sân bay lớn, có ý nghĩa giúp thúc đẩy kinh tế địa phương, phục vụ an ninh quốc phòng cũng như thực hiện các chức năng khác nhằm hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, phòng chống cháy rừng…
Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới sau đại dịch. Tới năm 2035, hàng không Việt Nam sẽ phục vụ tới 136 triệu hành khách (gấp đôi số lượng dự kiến cho cả năm 2022 là 70-80 triệu lượt hành khách) và đóng góp 23 tỷ USD vào GDP. |
Trên thực tế, nhiều địa phương thời gian qua cũng nhận ra sự cấp thiết cần có các sân bay để phục vụ nhu cầu đi lại và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Cụ thể, ngày 29/9 mới đây, UBND tỉnh Hà Giang đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đề nghị bổ sung sân bay Tân Quang vào quy hoạch, nhằm khai thác tốt hơn lợi thế phát triển của địa phương.
Trước đó, một số địa phương như Sơn La, Tuyên Quang, Kon Tum, Ninh Thuận, Đồng Nai cũng đề nghị được bổ sung sân bay vào dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Trong đề xuất xây dựng sân bay, các địa phương này đều nêu bật những thuận lợi, cơ hội nếu như các sân bay được xây dựng tại địa phương mình.
Đứng ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, Lào Cai là tỉnh miền núi có địa hình khó khăn nhưng lại được thiên nhiên ưu đãi về cảnh sắc và bản sắc văn hóa. Với định hướng đưa du lịch thành trụ cột phát triển, từ nhiều năm qua, các nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã trăn trở về việc phải phát triển hạ tầng và giao thông đồng bộ, trong đó bao gồm cả việc xây dựng một sân bay.
"Khi có quy hoạch về xây dựng sân bay Sapa, chúng tôi cũng đã tìm thêm chuyên gia về tư vấn, xây dựng cảng hàng không với kỳ vọng khi hoàn thành, dự án này sẽ thúc đẩy lượng khách du lịch đến Lào Cai, và kinh tế địa phương phát triển hơn nữa", ông Nguyễn Trọng Hài nhấn mạnh.
Đánh giá về nhu cầu sân bay tại các địa phương, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương cho rằng, cần nhìn nhận nhu cầu thực tiễn của các địa phương đang đề xuất xây sân bay. Hiện nay, tốc độ, cường độ, tần số, nhu cầu đi lại, đặc biệt là du lịch đang thay đổi trên toàn cầu. Càng những nơi lâu nay không ai biết người ta càng thích đến, chỗ nào càng khó khăn hiểm trở lại càng được ưa chuộng... Điều đó tạo ra sự bùng nổ nhu cầu đặc thù và là tiền đề, cơ hội cho các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa phát triển. Với những lý do nói trên, việc các địa phương liên tục xin bổ sung vào quy hoạch và triển khai đầu tư các sân bay lưỡng dụng, quy mô nhỏ là nhu cầu có thực, khác xa kiểu đầu tư theo phong trào trong giai đoạn trước đây.
Còn theo ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu được đầu tư phát triển thêm các sân bay nhỏ sẽ mang lại cơ hội tiếp cận, mở đường cho sự phát triển của các địa phương. Kết nối hàng không tạo điều kiện để khai phá tiềm năng phát triển kinh tế.
Việc phát triển thêm các sân bay nhỏ là cần thiết, nhất là trong bối cảnh mạng lưới sân bay tại Việt Nam vẫn được cho là “mỏng” hơn nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong khi đó, Việt Nam là một nền kinh tế mở, nhu cầu đi lại, giao thương đang ngày càng gia tăng.
Cởi mở để huy động nguồn lực
Theo ông Mick Werson, Chuyên gia Kinh tế trưởng NACO (một công ty thuộc Tập đoàn Royal HaskoningDHV), Việt Nam cần tính tới việc quy hoạch hệ thống sân bay theo 3 lớp. Lớp trên cùng là các sân bay trung tâm lớn với lưu lượng hàng năm hơn 20 triệu lượt hành khách, xử lý phần lớn nhu cầu giao thông. Tầng thấp nhất là các sân bay địa phương hoặc cấp ba với ít hơn 1 triệu hành khách hàng năm. Và lớp ở giữa, còn được gọi là lớp cầu nối, giữ vai trò kết nối các sân bay trung tâm và sân bay địa phương.
Những sân bay này không chỉ có chức năng như một "trung chuyển" trực tiếp cho các sân bay lớn trong mạng lưới tối ưu hóa vận tải mà còn là sân bay dự phòng chiến lược trong trường hợp các sân bay lớn bị quá tải. Nói cách khác, các sân bay trung tâm lớn không thể duy trì mạng lưới giá trị và lưu lượng giao thông vượt trội của chúng nếu không có các sân bay nhỏ.
Cũng theo ông Mick Werson, bên cạnh chức năng kết nối, các sân bay nhỏ còn mang theo những ý nghĩa khác. Các sân bay nhỏ với hơn 1 triệu hành khách hàng năm khi được quản lý hợp lý có thể tạo ra giá trị kinh tế trực tiếp về lợi nhuận cho các nhà khai thác và nhà đầu tư, tạo ra việc làm trực tiếp. Và cuối cùng là tạo ra giá trị kinh tế gián tiếp giúp thu hút đầu tư và thúc đẩy hoặc hỗ trợ các hoạt động kinh tế (chẳng hạn như du lịch). Theo cách như vậy, các sân bay nhỏ địa phương đã gián tiếp thúc đẩy tạo ra việc làm và nguồn thu từ thuế cho các Chính phủ.
Tuy nhiên, để quyết định đầu tư mang lại hiệu quả, ông Nguyễn Văn Vịnh cho rằng, cần lưu ý 4 vấn đề. Thứ nhất, cần phân biệt rõ (quan niệm) thế nào là sân bay nhỏ; thứ hai, chú trọng hiệu quả đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành (gắn với tổ chức vận tải) sẽ quyết định việc đầu tư phát triển sân bay; thứ ba, cần làm rõ phương thức đầu tư phát triển, do nhà nước, khu vực ngoài nhà nước hay hợp tác công – tư (PPP);thứ tưlà có cần những cơ chế khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác như thế nào.
Theo ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải-CTCP (TEDI), tư duy mở sẽ là điều được đơn vị tư vấn xem xét khi đánh giá cơ hội bổ sung một số sân bay nhỏ tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, hải đảo vào quy hoạch quốc gia.
"Quan điểm của đơn vị tư vấn là nếu các cảng hàng không mới không có xung đột về vùng trời và có doanh nghiệp cam kết bỏ 100% vốn đầu tư, thì có thể xem xét, bổ sung vào quy hoạch", ông Sơn đề xuất.
(责任编辑:La liga)
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Thận trọng khi dùng miếng dán giảm nếp nhăn
- ·Bắt giữ hơn 2000 con bồ câu Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam
- ·‘Thần dược’ chữa đái tháo đường chứa hoạt chất đã bị cấm từ 40 năm trước
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Xử lý hàng loạt sai phạm nhập khẩu, kinh doanh đồ chơi trẻ em
- ·Bé 2 tuổi sống thực vật suốt đời vì hóc hạt nhãn, lời cảnh tỉnh cho cha mẹ
- ·'Siết' nhập khẩu phế liệu, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Nhược điểm của xe Piaggio Liberty 125 Việt cần biết trước khi 'rước' về kẻo hối hận
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Lốp xe ô tô mòn bất thường vẫn cố đi: Hiểm nguy rình rập
- ·Đại gia vàng Quảng Nam phá sản, để lại khoản nợ khổng lồ hơn nghìn tỷ
- ·Chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lớn và đẹp nhất trong năm 2018
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Điểm tên những món đồ tiện lợi đang âm thầm giết hại chúng ta hàng ngày
- ·Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu khi đi du lịch nước ngoài
- ·Sự thật về mận, đào 'khổng lồ' đóng mác nông sản Sa Pa
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·Chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lớn và đẹp nhất trong năm 2018