【kết quả bóng đá giao hữu đêm qua】Hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh an toàn, thông suốt, hiệu quả
Đây là đánh giá của ông Dương Văn Thanh,ạtđộngbùtrừthanhtoánchứngkhoánpháisinhantoànthôngsuốthiệuquảkết quả bóng đá giao hữu đêm qua Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN nhân sự kiện TTCKPS vừa tròn “sinh nhật 1 tuổi”.
* PV: Thưa ông, ngày 10/8/2018, TTCKPS đã chính thức tròn “1 tuổi” với nhiều kết quả tích cực. Ông đánh giá thế nào về sự vận hành và kết quả đạt được của thị trường này, đặc biệt là trên lĩnh vực bù trừ, thanh toán (BTTT) CKPS?
- Ông Dương Văn Thanh:Từ ngày 10/8/2017, VSD đã triển khai thành công hoạt động bù trừ giao dịch CKPS. Một năm qua, TTCKPS đã được vận hành thông suốt, an toàn và đạt được sự tăng trưởng mạnh trên tất cả các mặt.
Tôi tin rằng, với sự ra đời của hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thanh khoản của TTCKPS và gia tăng thêm cơ hội cho NĐT, đặc biệt là các NĐT tổ chức trong lựa chọn các sản phẩm phái sinh để đáp ứng mục tiêu phòng vệ rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận. Ông Dương Văn Thanh |
Theo đó, tính tới thời điểm này, số lượng thành viên đã tăng lên 9 thành viên so với mức 7 thành viên ban đầu khi mở cửa thị trường.
Số lượng nhà đầu tư (NĐT) tham gia cũng không ngừng tăng lên, từ hơn 2.000 NĐT ban đầu đến nay đã có 40.062 NĐT đăng ký mở tài khoản.
Tại ngày 7/8/2018, số lượng hợp đồng mở là 17.519 hợp đồng, tăng gấp 87 lần so với ngày khai trương.
Số lượng tài khoản ký quỹ cũng tăng 13 lần, từ 3.209 lên đến 40.230 tài khoản.
Tổng giá trị giao dịch trên TTCKPS đạt hơn 960.378 tỷ đồng và tổng giá trị thanh toán giao dịch là gần 1.972,6 tỷ đồng.
Trong gần một năm đi vào hoạt động, giá trị thanh toán lãi/lỗ vị thế hàng ngày bình quân chỉ chiếm 0,25% giá trị giao dịch.
Như vậy, mặc dù giá trị giao dịch hàng ngày tăng, song giá trị thanh toán hàng ngày chiếm tỷ lệ rất thấp so với giá trị giao dịch. Có được điều này là nhờ vào tính hiệu quả của cơ chế bù trừ vị thế và bù trừ nghĩa vụ thanh toán do VSD thực hiện; qua đó, góp phần giảm thiểu chi phí cho NĐT, thành viên bù trừ, cũng như giảm thiểu rủi ro thanh toán cho toàn thị trường.
Cùng với đó, trên phương diện quản lý rủi ro thanh toán, để đảm bảo cho hoạt động BTTT giao dịch CKPS được thực hiện an toàn, thông suốt, căn cứ quy định hiện hành, VSD đã áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp quản lý rủi ro. Nhờ đó, VSD đã phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các tài khoản vi phạm tỷ lệ sử dụng ký quỹ. Đối với các trường hợp vi phạm này, VSD đã gửi cảnh báo tức thời cho Sở GDCK Hà Nội (HNX) để đình chỉ giao dịch và thông báo cho thành viên bù trừ xử lý kịp thời, không ảnh hưởng tới các NĐT khác tham gia giao dịch.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức vận hành hoạt động của TTCKPS với sự tham gia, phối hợp giữa các đơn vị là VSD, HNX với các thành viên giao dịch, thành viên bù trừ và ngân hàng thanh toán (Vietinbank) đã được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Việc kết nối giữa hệ thống bù trừ thanh toán giao dịch CKPS của VSD với các hệ thống của HNX, Vietinbank, các thành viên bù trừ cơ bản đã được đảm bảo liên tục, không xảy ra hiện tượng gián đoạn thông tin và chuẩn xác về thời gian, quy trình, góp phần giảm thiểu tối đa các rủi ro cho thị trường, đảm bảo các hoạt động giao dịch, BTTT hàng ngày được thực hiện một cách đồng bộ, thông suốt.
Từ những kết quả trên đây, có thể thấy, sau một năm đi vào hoạt động TTCKPS đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch CKPS được VSD thực hiện an toàn, hiệu quả. Kỷ luật thanh toán được các thành viên bù trừ tuân thủ chặt chẽ và không để xảy ra các trường hợp NĐT mất khả năng thanh toán; qua đó góp phần làm tăng tính hiệu quả, thu hút thêm vốn, tăng giá trị giao dịch và thanh khoản cho toàn thị trường.
* PV: Được biết, NĐT tham gia trên TTCKPS liên tục tăng, nhưng phần lớn là NĐT cá nhân, còn ít các NĐT tổ chức. Xin ông cho biết quan điểm về vấn đề này?
- Ông Dương Văn Thanh:TTCKPS là thị trường bậc cao, nên phù hợp với các NĐT tổ chức chuyên nghiệp, có mục đích đầu tư chủ yếu là phòng ngừa rủi ro cho danh mục chứng khoán cơ sở đang nắm giữ. TTCKPS qua một năm đi vào hoạt động đã thu hút được nhiều NĐT tham gia, nhưng xét về cơ cấu NĐT thì vẫn còn hạn chế nhất định, NĐT cá nhân đóng vai trò chủ đạo chiếm khoảng 99%.
Do số lượng NĐT cá nhân tham gia lớn nên hoạt động giao dịch trên thị trường có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận trong ngày hơn là nắm giữ vị thế hợp đồng dài hạn, để phòng vệ rủi ro cho các khoản đầu tư chứng khoán cơ sở. Điều này một mặt giúp làm tăng khối lượng giao dịch, nhưng mặt khác có thể gây ra rủi ro cho các NĐT cá nhân do thiếu kinh nghiệm và kiến thức đầu tư.
Hiện nay, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phê duyệt mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm. Ảnh: DT |
Trên thực tế, số liệu thống kê của VSD cho thấy, tính trên quy mô toàn thị trường trong một năm qua, nhiều NĐT cá nhân tham gia giao dịch phái sinh có trạng thái lỗ trên tài khoản. Thực tế này cũng phản ánh xu thế khá tương đồng khi so sánh với một số thị trường trong khu vực trong giai đoạn đầu phát triển thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc và cơ quan quản lý thị trường các nước này cũng đã phải áp dụng các giải pháp để khắc phục theo hướng nâng cao yêu cầu, tiêu chuẩn tiếp cận TTCKPS đối với các nhà đầu tư cá nhân.
Tiêu chuẩn tham gia TTCKPS đối với NĐT cá nhân trên thị trường Hàn Quốc:
Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn cho thấy, để hướng đến một TTCKPS bền vững, trong số các giải pháp sẽ được thực thi trong thời gian tới, việc chú trọng nâng cao chất lượng NĐT, theo hướng khuyến khích các NĐT tổ chức chuyên nghiệp tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó, việc xem xét nâng cao yêu cầu hơn nữa đối với các NĐT cá nhân giúp họ nhận biết rõ hơn về TTCKPS chắc chắn cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện đồng bộ từ phía cơ quan quản lý, vận hành cho đến các thành viên thị trường.
* PV: Được biết, trong thời gian không xa, TTCKPS sẽ đón thêm sản phẩm mới là hợp đồng tương lai (HĐTL) trên trái phiếu chính phủ (TPCP). Ông đánh giá thế nào về sự hấp dẫn của các sản phẩm mới này? Hiện công tác chuẩn bị từ phía VSD cho sản phẩm mới này như thế nào?
- Ông Dương Văn Thanh:Qua kết quả 1 năm hoạt động cho thấy sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 bước đầu đã nhận được sự quan tâm lớn của các NĐT. Thực hiện theo đúng lộ trình phát triển sản phẩm đã được phê duyệt, nhằm từng bước đa dạng hóa sản phẩm phái sinh, thu hút ngày càng nhiều các NĐT tổ chức, trong thời gian tới, VSD sẽ phối hợp với HNX triển khai một số sản phẩm mới. Trước mắt là HĐTL TPCP, tiếp theo là một số sản phẩm phái sinh khác bao gồm HĐTL dựa trên các bộ chỉ số mới, hợp đồng quyền chọn,… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường.
Hiện nay, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phê duyệt mẫu HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm. Đây là sản phẩm dựa trên tài sản cơ sở có các đặc tính tương tự với các loại TPCP có tính thanh khoản tốt trên thị trường cơ sở (ví dụ như kỳ hạn 5 năm, coupon 5% ...) nên sẽ phù hợp với mục đích phòng vệ rủi ro của NĐT tổ chức hiện đang nắm giữ TPCP trên thị trường cơ sở.
Đối với công tác chuẩn bị, về phía VSD đã chủ động hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, ban hành các quy chế nghiệp vụ hướng dẫn cho các thành viên bù trừ, phối hợp với HNX, Vietinbank và các thành viên để kiểm thử hệ thống, sẵn sàng thực hiện BT, TT cho sản phẩm HĐTL TPCP theo lộ trình và yêu cầu của cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc đưa sản phẩm vào vận hành một cách an toàn thông suốt thì trong thời gian tới VSD sẽ tiếp tục phối hợp với HNX, Vietinbank hỗ trợ các thành viên thị trường tiến hành kiểm thử tổng thể hoạt động từ giao dịch đến BTTT CKPS. Qua đó, giúp các bên liên quan rà soát, chuẩn bị cài đặt bổ sung các tham số cần thiết trên hệ thống cũng như nhận diện rủi ro có thể phát sinh tại các khâu, các bước công việc cụ thể và có phương án phòng ngừa rủi ro phù hợp tương ứng, nhất là rủi ro mất khả năng thanh toán chuyển giao khi thực hiện thanh toán đáo hạn theo hình thức chuyển giao vật chất.
Như vậy, đến nay, về cơ bản công tác chuẩn bị cho việc BTTT cho sản phẩm HĐTL TPCP của VSD đã cơ bản hoàn thành theo đúng tiến độ, đảm bảo sẵn sàng vận hành theo đúng chỉ đạo của cơ quan quản lý. Tôi tin rằng, với sự ra đời của HĐTL TPCP sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thanh khoản của TTCKPS và gia tăng thêm cơ hội cho NĐT, đặc biệt là các NĐT tổ chức trong lựa chọn các sản phẩm phái sinh để đáp ứng mục tiêu phòng vệ rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:World Cup)
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Ngày 15/9 thuê bao di động 11 số chuyển về 10 số: Người dùng cần phải nắm rõ những điều này
- ·Quảng Ninh: Huy động lực lượng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển
- ·Doanh nghiệp sản xuất đũa dùng một lần để xuất khẩu cần biết điều này
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Thí điểm triển khai xe hợp đồng điện tử: Cước taxi lại rẻ thêm?
- ·Chiến tranh thương mại Mỹ
- ·Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Quán triệt nội dung các Nghị quyết của Hội nghị TW 8, khóa XII
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Nghi vấn con gái được nâng điểm, Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh nói gì?
- ·Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khai mạc giải thể thao trong nhà năm 2018
- ·Hà Nội đề xuất cho xe chạy chung làn buýt nhanh BRT
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Đắk Lắk, Đắk Nông công bố địa chỉ tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017
- ·Can thiệp điểm thi ở Hà Giang: Đừng đánh cắp giấc mơ của em!
- ·Ước tồn Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Petrolimex là 2.300 tỷ đồng
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·Xây nhà hát 1.500 tỷ đồng: TP.HCM sẽ lắng nghe tiếng nói của cử tri