【kqbd vdqg tbn】Đất nền ven đô giá bèo vẫn... ế
Thị trường đất nền vẫn trong cảnh trầm lắng, ít giao dịch |
Anh Hải Nam, một nhân viên môi giới nhà đất cho hay: phân khúc thị trường đất nền nằm trong các dự án vẫn đang vô cùng trầm lắng, không biết bao giờ mới “sôi” trở lại. Theo anh Nam, khá nhiều khách đã gửi anh rao bán lại đất nền dự án nhưng nhiều tháng nay không có mấy khách hàng hỏi mua.
Đa số khách hàng có nhu cầu mua đất chỉ quan tâm đến những lô đất nhỏ lẻ trong khu dân cư. Dù giá có đắt hơn chút nhưng người mua lại quan tâm đến đất thổ cư hơn là đất dự án bởi khách hàng không muốn bị ép tiến độ, quy cách, diện tích xây dựng theo quy hoạch đã duyệt.
Mặc dù việc cho phép phân lô bán nền trở lại tại một số khu vực đã có hiệu lực từ ngày 5/1, thế nhưng đến nay phân khúc này khá trầm lắng, ế ẩm.
Theo khảo sát của PV trên thị trường Hà Nội hiện nay đất nền được rao bán với mức giá khá rẻ, nhất là những khu vực xa trung tâm Hà Nội.
Đơn cử, chính chủ một lô đất liền kề dự án khu đô thị Cienco 5 Mê Linh (Hà Nội) đang rao bán 100m2, mặt tiền 5m, mức giá 7 triệu đồng/m2, nếu khách mua thì có thể xây dựng được ngay.
Thậm chí, có chủ lô đất nền hơn 180m2 ở khu đô thị Chi Đông, Mê Linh còn rao bán cắt lỗ để lất tiền kinh doanh, chỉ với giá 5,5 triệu đồng/m2. Thế nhưng, rao từ lâu cũng chưa có khách nào mua.
Còn tại những vị trí khác như khu đô thị Phú Lương (Hà Đông) nhiều người rao bán đất liền kề với diện tích 60m2, mặt tiền 5m, đường 12m có giá 21 triệu đồng/m2, khách hàng nào có nhu cầu mua sau khi nhận bàn giao đất được tự xây theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tương tự, đất liền kề khu Văn Phú hiện đang rao bán 30 triệu đồng/m2, diện tích một lô từ 76 đến 90m2.
Trao đổi với PV, ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản 24h cho biết: Phân khúc đất nền hiện cũng chỉ túc tắc có giao dịch, chủ yếu là tại những dự án mới chào bán, như dự án Ao Sào ở Hoàng Mai, có mức giá trên 20 triệu đồng/m2.
“Tại những khu vực xa trung tâm như ở Mê Linh cũng ít có khách hàng quan tâm, giao dịch vẫn chậm, mỗi tháng chỉ có khoảng 2-3 giao dịch. Kể từ ngày Thông tư 20 có hiệu lực, cho phép phân lô bán nền tại một số khu vực thì tại Hà Nội vẫn chưa có thêm dự án mới “bung” ra thị trường. Hiện, khách hàng giao dịch tại sàn chúng tôi chủ yếu quan tâm đến phân khúc chung cư, có tới 90% giao dịch đối với khách hàng hỏi mua căn hộ chung cư, chỉ có khoảng 10% giao dịch với khách hỏi mua đất nền”, ông Quỳnh cho hay.
Sở dĩ phân khúc đất nền ảm đạm, theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng bộ phận định giá và tư vấn tài chính Công ty Savills Hà Nội lý giải: Đất dự án tuy có lợi thế về cơ sở hạ tầng đồng bộ nhưng lại có nhược điểm là không có sự đảm bảo sẽ có nhiều dân cư đến ở, tạo thành cộng đồng mới, nhiều dự án để không, ít người đến ở. Cùng với đó, tính tiện ích trong sử dụng thấp, nguồn cung quá nhiều, người bán không bán được nên giá đất nền một số dự án còn thấp hơn giá đất thổ cư.
Ngoài ra, mặc dù việc cho phép phân lô bán nền trở lại từ đầu tháng 1 năm nay nhưng đây chỉ là điều kiện hỗ trợ thôi, không phải là yếu tố quyết định. Vì thế, nhu cầu đầu tư và nhu cầu sử dụng, khả năng cung ứng của thị trường mới là những yếu tố quyết định giao dịch trên thị trường.
Phân khúc đất nền hiện chưa thấy có dấu hiệu tích cực nào, tuy nhiên mức giảm giá đang chững lạị. Phân khúc đất nền biệt thự, liền kề vẫn nằm ở mức giá ngoài khả năng thu nhập của hầu hết người dân. Do đó, nhìn vào mức thu nhập, mức chi tiêu của đa số người dân thì sức mua cũng không thể tăng đột biến trong thời gian tới.
Về hiện tượng một số chủ đầu tư dự án căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh xin chuyển dự án sang đất nền sau khi có quy định cho phép phân lô bán nền trở lại, ông Sơn cho rằng, không cứ chỉ có chủ đầu tư dự án ở TP.HCM mà ngay cả tại Hà Nội, nhiều chủ đầu tư vẫn muốn tăng diện tích thấp tầng và giảm diện tích thấp tầng, nhất là những vị trí không phải ở khu vực trung tâm nội đô. Bởi lẽ, phần thấp tầng là phần dễ bán hơn và có lợi nhuận cao hơn so với phần cao tầng.
Theo Savills, riêng tại TP.HCM, trong năm 2014 có khoảng 870 sản phẩm đất nền từ 7 dự án sẽ gia nhập thị trường. Trong đó hơn 60% là đất nền biệt thự. Trong 8 năm tới sẽ có 136 dự án gia nhập thị trường, với khoảng 53.500 sản phẩm.
Bất động sản tồn kho vì muốn bán cho nhà giàu Mức giá quá cao lên đến vài tỷ đồng cho một căn hộ đã khiến ước mơ “có một chỗ cắm dùi” trở nên vượt quá tầm với của đại bộ phận người dân. |
Nguyễn Lê (Infonet)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Giám sát tối cao để giải bài toán 'có tiền mà không tiêu được' cho địa phương
- ·Đại hội Công đoàn đặt mục tiêu đảm bảo lợi ích cao nhất người lao động
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Khen thưởng nhà trường và giáo viên vận động tặng thẻ BHYT cho học sinh khó khăn
- ·Đại biểu Quốc hội: Có thể Vạn Thịnh Phát là vụ hối lộ tiền mặt nhiều nhất
- ·Đường dành riêng cho xe đạp có làm thay đổi thói quen di chuyển của người dân?
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Tàu chở lậu 80.000 lít dầu DO bị bắt giữ trên biển
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Hỗ trợ gần 200 triệu đồng cho Đại uý Công an bị đứt lìa 2 chân khi bắt cát tặc
- ·Dự báo thời tiết 5/12/2023: Miền Bắc tăng nhiệt, sắp đón thêm không khí lạnh
- ·Giả danh huyện đoàn ở Quảng Trị kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Đang làm rõ vụ giám đốc sở bị cấp dưới dùng lời lẽ không hay trên mạng xã hội
- ·Yếu tố để không xử lý hình sự 7 người nhận tiền từ SCB trong vụ Vạn Thịnh Phát
- ·Tiếp thêm nghị lực cho những người lầm lỗi hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·Tổng kiểm tra vi phạm nồng độ cồn, xử phạt kịch khung nhiều trường hợp