【lịch thi đấu u17 châu âu】Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018
Ông đánh giá thế nào sự phát triển của TTCK trong thời gian qua và triển vọng của TTCK trong năm 2018?
Năm qua, TTCK Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc và được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn gián tiếp so với các nước trong khu vực. Chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng tương ứng là 48% và 46%, đạt mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây.
Năm 2017, TTCK phái sinh chính thức ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam trong quá trình hoàn thiện cấu trúc TTCK, thị trường tài chính Việt Nam. Từ lúc thị trường khai trương đến nay, quy mô giao dịch ngày càng tăng thể hiện sức hút lớn của TTCK phái sinh. Với sự tham gia của đông đảo nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài như hiện nay thì sự tăng trưởng của thị trường này sẽ còn mạnh hơn trong thời gian tới.
Trong năm 2018, kinh tế các nước trên đà khởi sắc, theo đó nền kinh tế Việt Nam cũng được dự đoán tiếp tục tăng trưởng và duy trì ở mức cao cho 5 năm tiếp theo, trong khi lạm phát được kiềm chế dưới mức mục tiêu, tỷ giá tương đối ổn định mặt bằng lãi suất vốn được duy trì ở mức hợp lý... sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn sẽ cung cấp nhiều hàng hóa chất lượng cho thị trường. Theo kế hoạch chính phủ đã công bố, năm 2018-2019 cổ phần hóa thêm 82 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Tổng công ty giấy Việt Nam, Mobifone, Tổng công ty cà phê Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tập đoàn hóa chất, Tập đoàn than và khoáng sản…
Qua đó, quy mô thị trường sẽ tăng trưởng mạnh, đồng thời tạo thêm nhiều hàng hóa có chất lượng cao hơn, nhiều lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư, từ đó thu hút tốt hơn các nhà đầu tư nước ngoài.
Xin ông cho biết trong năm tới, những yếu tố nào sẽ hỗ trợ thị trường phát triển?
Năm 2018, UBCKNN sẽ có nhiều giải pháp đồng bộ, trên nhiều phương diện từ việc trình ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi cho đến việc triển khai các giải pháp thu hút dòng vốn ngoại, triển khai nhiều sản phẩm mới sắp tới đưa vào thị trường (sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, hợp đồng tương lai TPCP…) sẽ làm tăng cơ hội đầu tư, tăng sức hấp dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn nữa.
Trong năm nay, khi Nghị định 71/2017/NĐ-CP có hiệu lực, kỳ vọng sẽ có bước chuyển lớn về chất lượng quản trị công ty, từ đó giúp doanh nghiệp (DN) phát triển bền vững hơn và công bố thông tin cũng đi lên.
Hệ thống ngân hàng đang tốt lên và có sự chuyển biến thực chất. Thanh khoản ngân hàng, dự trữ ngoại hối đã tốt lên rất nhiều. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng đã tăng, nợ xấu đã giảm và công tác quản lý, quản trị ngành Ngân hàng cũng vậy. Đồng thời thực tế cho thấy TTCK Việt Nam ngày càng hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài…
TTCK Việt Nam có những nỗ lực gì để nâng hạng lên thị trường mới nổi theo chuẩn của MSCI, thưa ông?
Theo phân loại của Tổ chức cung cấp các công cụ hỗ trợ quyết định đầu tư trên toàn thế giới (MSCI - Morgan Stanley Capital International), rào cản lớn nhất của TTCK Việt Nam là ở vị thế cận biên, thị trường sơ khai có độ rủi ro cao. Do đó, khả năng phân bổ vốn đầu tư của các tổ chức đầu tư quốc tế vào Việt Nam chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, TTCK trong nước có quy mô khiêm tốn so với các thị trường khu vực và thế giới, dẫn tới sự khiêm tốn về thanh khoản, ảnh hưởng tới việc giải ngân của các tổ chức đầu tư lớn. Do đó, việc nâng hạng TTCK sẽ tạo niềm tin cho các tổ chức nước ngoài, từ đó giúp thu hút nguồn vốn nước ngoài, giúp cải thiện thanh khoản cho thị trường.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng việc nâng hạng thị trường không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan quản lý bất kỳ TTCK nào trên thế giới, bởi vì việc đánh giá, phân loại và xếp hạng thị trường của các tổ chức xếp hạng trên thế giới như MSCI, FTSE Russell hay S&P Dow Jones đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy trình và tiêu chí đánh giá của các tổ chức này.
Nhìn chung các tiêu chí định lượng không phải trở ngại lớn với Việt Nam, vì trên thị trường đã có đủ số lượng cổ phiếu đại diện và dự kiến sẽ có thêm nhiều cổ phiếu đạt yêu cầu trong thời gian tới. Nhóm tiêu chí định tính mới là những rào cản chính trong quá trình nâng hạng của Việt Nam. Ngoài ra, việc đánh giá của MSCI về cơ bản dựa trên ý kiến của nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn các tiêu chí là định tính, do đó, việc áp dụng các chính sách/giải pháp của cơ quan quản lý mới chỉ là một yếu tố, không đảm bảo TTCK Việt Nam sẽ được nâng hạng.
Trong thời gian tới, UBCKNN có những giải pháp và chính sách gì để thúc đẩy nhanh quá trình này?
Hiện UBCKNN đã và đang tập trung triển khai thực hiện ba nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam gồm: Giải quyết các vướng mắc/khó khăn trong việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN); Tăng cường tính công khai, minh bạch hóa trên TTCK, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư trên TTCK.
Ngoài ra, UBCKNN cũng nghiên cứu các giải pháp để tháo gỡ các yêu cầu về khả năng chuyển nhượng, cho vay chứng khoán, tiếp tục hoàn thiện thể chế và hạ tầng của thị trường và đưa ra giải pháp quảng bá, nâng cao hình ảnh về thị trường chứng khoán Việt Nam.
TTCK phái sinh ra đời đã giúp TTCK Việt Nam có một cơ cấu hoàn chỉnh hơn, bao gồm thị trường huy động vốn và thị trường phân tán rủi ro, thúc đẩy thị trường vốn hội nhập, liên kết với thị trường vốn trong khu vực ASEAN.
Ngoài ra, sản phẩm mới như chứng quyền có bảo đảm dự kiến ra mắt trong thời gian sắp tới cũng được kỳ vọng tạo ra sức phát triển mới cho TTCK. Bên cạnh đó, UBCKNN đã và đang xây dựng Đề án tái cấu trúc hệ thống tổ chức thị trường giao dịch qua việc hợp nhất các SGDCK nhằm nâng cao thanh khoản, quy mô thị trường, năng lực hạ tầng công nghệ, giảm chi phí giao dịch...để đáp ứng nhu cầu của nhà ĐTNN cũng như phù hợp thông lệ quốc tế.
Việc thúc đẩy thực hiện các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy việc nâng hạng TTCK Việt Nam cho thấy nỗ lực của UBCKNN, Bộ Tài chính trong việc hoàn thiện và phát triển thị trường, thu hút vốn ngoại từ các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, việc nâng hạng TTCK Việt Nam cần có sự chung tay của nhiều Bộ, ban ngành như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư..., sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam cũng như của các thành viên thị trường. Việc nâng hạng TTCK có tác động không nhỏ đến ngành tài chính nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, đây là con đường đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa trong sân chơi khu vực và trên thế giới.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Biệt thự hết thời ngáo giá từ 30 tỷ lên 100 tỷ chỉ trong vài tháng
- ·Những ý tưởng cất giữ đồ đạc trong nhà không phải gia chủ nào cũng biết
- ·Bản sắc riêng của LMP Design với 2 giải vàng thiết kế tại VMARK 2022
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Bình Dương bổ sung hơn 3.500 tỷ đồng cho Dự án đường vành đai 3 TP.HCM
- ·Hà Nội lên tiếng về nhiều khu đất vàng nóng chuyện thu thuế căn nhà thứ hai
- ·Tiềm năng phát triển du lịch cao cấp ở Bà Rịa
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·NovaWorld Ho Tram níu chân du khách với không gian đa văn hoá, giàu trải nghiệm
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hút khách cuối năm
- ·Cuồng bóng đá 17 quý ông góp 700 triệu mua nhà cấp 4 xem World Cup cùng nhau
- ·Nhà mái dốc truyền thống ở Hà Nội quanh năm mát mẻ với vườn cây, ao cá
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Hà Nội xin ý kiến Bộ Xây dựng về quy hoạch dự án trên đất vàng Giảng Võ
- ·Ngẩn ngơ trước những mẫu nhà 2 tầng mái Thái giá 500 triệu
- ·Cuộc sống mang hơi thở Nhật Bản trong căn hộ ngập nắng và cây xanh
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Nhà lọt thỏm giữa khu đô thị, chủ nhân từ chối nghìn tỷ quyết không phân lô