会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【www.7m.cn livescore】SSI Research: Thị trường ngành bán lẻ còn gặp khó trong nửa đầu năm 2023!

【www.7m.cn livescore】SSI Research: Thị trường ngành bán lẻ còn gặp khó trong nửa đầu năm 2023

时间:2025-01-25 21:31:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:971次

SSI Research: Thị trường ngành bán lẻ còn gặp khó trong nửa đầu năm 2023

Đông Phong

Đây có thể sẽ là thời điểm khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không thiết yếu như điện máy,ịtrườngngànhbánlẻcòngặpkhótrongnửađầunăwww.7m.cn livescore công nghệ do ảnh hưởng của các yếu tố gây áp lực lên nền kinh tế.

Sẵn sàng cho kịch bản tăng trưởng âm

Theo phân tích của công ty Chứng khoán SSI, tình trạng ảm đạm của thị trường bán lẻtrong tháng 1/2023 sẽ kéo dài ít nhất cho đến tháng 6/2023 do những khó khăn liên quan đến kinh tế vĩ mô.

SSI cho rằng trong nửa đầu năm 2023 nhiều loại chi phí sinh hoạt sẽ tăng, thuế GTGT trở về mốc 10% sau một thời gian giảm xuống mức 8% sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua của người dân.

Nếu giả định lạm phát sẽ đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 và sau đó sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm. Ước tính chi tiêu cho điện thoại và điện máy sẽ giảm 10% so với cùng kỳ, với mức chi tiêu thấp cho đến nửa đầu năm 2023, sau đó dần phục hồi từ nửa cuối năm 2023.

Các mặt hàng điện máy, điện thoại sẽ gặp khó trong nửa đầu năm 2023

Trong kịch bản này, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành bán lẻ được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức. Tiêu dùng cho các sản phẩm không thiết yếu sẽ vẫn ảm đạm, ít nhất là cho đến nửa đầu năm 2023 dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ ICT & CE bán niên 2023 có thể ở mức âm. Ước tính chi tiêu cho điện thoại và điện máy sẽ giảm 10% so với cùng kỳ, sau đó dần phục hồi từ nửa cuối năm 2023.

Trong bối cảnh chi phí tăng, nhu cầu yếu, việc tiếp cận tín dụng ngân hàng khó khăn, các nhà bán lẻ trực tuyến và các nhà bán lẻ quy mô nhỏ sẽ đứng trước nguy cơ mất thị phần. Ở chiều ngược lại, những nhà bán lẻ có dòng tiền ổn định sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc giành thị phần.

Doanh nghiệp bán lẻ bắt đầu “ngấm đòn”

Với những yếu tố khó khăn của nền kinh tế, các doanh nghiệp bán lẻ đầu ngành điện máy, công nghệ như CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG), CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT), CTCP Thế giới số (Digiworld, mã DGW) đều ghi nhận doanh thu đi xuống trong quý 4/2022.

Cụ thể, doanh thu bán hàng quý 4 của MWG chỉ đạt 30.877 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 619 tỷ đồng, giảm 60%. Lũy kế cả năm 2022, công ty mang về tổng doanh thu 134.722 tỷ đồng, tăng 8,5% so với 2021; lợi nhuận sau thuế đạt 4.102 tỷ đồng, giảm 16%.

Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch MWG cho rằng, khi thu nhập người lao động giảm thì sức mua sẽ có vấn đề và dĩ nhiên ngành bán lẻ cũng bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao thì những thứ không cần thiết sẽ bị loại bỏ, với những thứ cần thiết họ cũng sẽ mua hàng có giá rẻ hơn. Những ngành bị ảnh hưởng nhiều là những ngành không ảnh hưởng trực diện tới đời sống hàng ngày như điện thoại, điện máy, hàng tiêu dùng...

Với FPT Retail, công ty này cũng ghi nhận doanh thu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, đạt 8.491 tỷ đồng. Khấu trừ giá vốn, công ty thu về hơn 1.330 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng 5%. Tuy nhiên doanh thu tài chính sụt giảm gần một nửa trong khi các khoản chi phí đều tăng cao. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của FRT chỉ còn 97 tỷ đồng, giảm 71% so với quý 4/2021.

Giải trình về sự sụt giảm này, FRT đối mặt với nhiều bất lợi đến từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt mở bán sản phẩm mới của Apple, sức mua mặt hàng ICT giảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô, chi phí tài chính liên tục tăng cao do lãi suất tăng và căng thẳng thị trường vốn... Những nguyên nhân đó dẫn đến kết quả kinh doanh năm của FPT Shop không đạt như kỳ vọng, bất chấp 9 tháng đầu năm rất tốt.

Tuy nhiên, FRT vẫn ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu trong năm 2022 với 30.166 tỷ đồng, tăng trưởng 34% so với cùng kỳ, hoàn thành 112% kế hoạch năm. Mặc dù vậy, do các khoản chi phí tăng cao nên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 398 tỷ đồng, giảm 10% so với kết quả năm 2021.

Với công ty DGW, doanh thu trong quý 4/2022 cũng giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán giảm mạnh khiến biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 7,7% cùng kỳ lên 11,5% quý này. Dù các chi phí hoạt động cũng được tiết giảm nhưng lợi nhuận sau thuế của Digiworld vẫn giảm 52%, về 155,5 tỷ đồng.

DGW cho rằng sau thời gian bùng nổ nhu cầu xu hướng học tập và làm việc tại nhà, lượng cầu mảng mảng máy tính xách tay và máy tính bảng bắt đầu suy giảm. Tính riêng quý 4/2022, mảng điện thoại di động giảm 50% so với cùng kỳ; mảng thiết bị văn phòng giảm 15%. Ngược lại, ngành hàng thiết bị gia dụng và hàng tiêu dùng khả quan hơn, lần lượt tăng trưởng 150% và 50% so với cùng kỳ nhờ đóng góp doanh thu từ tivi Xiaomi trong mùa World Cup và sản phẩm tiêu dùng, dược phẩm.

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của DGW đạt 22.059 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 684 tỷ đồng, đều tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước.

推荐内容
  • Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
  • Review HMK Eyewear
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư động viên các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID
  • Khẩn trương xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
  • Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
  • Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng