【nhan dinh villarreal】Thế giới trên 227 triệu ca bệnh; số ca mắc mới và tử vong tại Mỹ tăng vọt
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 16/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 227.150.515 ca, trong đó có 4.671.404 người tử vong.
Mấy ngày qua, số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.
Nhiều nước Á-Âu tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 127.000 ca, trong khi số ca tử vong cũng dẫn đầu với gần 2.000 trường hợp.
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 202 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là gần 19 triệu ca và trên 103.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 15/9, thế giới có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 84 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 42.433.211 ca mắc và 684.576 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33 triệu ca mắc và trên 443.900 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 21 triệu ca bệnh, trong đó trên 588.000 ca tử vong.
Ngày 15/9, Điều phối viên COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zient thông báo Mỹ đang xây dựng một "hệ thống mới cho du lịch quốc tế", trong đó sẽ giảm thiểu các thủ tục mạnh mẽ như truy dấu vết tiếp xúc.
Trong thông báo, ông Zient cho biết: “Mỹ hiện đang làm việc để sẵn sàng thay thế các hạn chế hiện tại bằng một hệ thống đi lại quốc tế an toàn hơn, mạnh mẽ hơn và bền vững hơn”. Tuy nhiên, theo ông Zient, chính quyền Tổng thống Joe Biden không có kế hoạch nới lỏng ngay lập tức bất kỳ hạn chế đi lại nào vì sự lây nhiễm của biến thể delta và đang xem xét các yêu cầu về tiêm chủng đối với công dân nước ngoài du lịch đến Mỹ.
Trước đó vào tháng 8, theo truyền thông địa phương, Nhà Trắng đang đưa ra các yêu cầu tiêm vaccine đối với hầu hết du khách nước ngoài. Các hạn chế đi lại đặc biệt của Mỹ lần đầu tiên được áp dụng đối với Trung Quốc vào tháng 1/2020 nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 và sau đó là với một số quốc gia khác như Ấn Độ vào tháng 5/2021.
Mỹ hiện cấm nhập cảnh vào quốc gia này đối với các công dân không phải là công dân Mỹ ở Anh trong vòng 14 ngày và từ 26 quốc gia Schengen ở Châu Âu không có kiểm soát biên giới, Ireland, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Iran và Brazil. Mỹ cũng tiếp tục hạn chế hoạt động đi lại không thiết yếu đối với những người không phải là công dân Mỹ qua biên giới giữa Mỹ với Canada và Mexico.
Các hạn chế trên của Mỹ đang vấp phải một số chỉ trích khi cho rằng chúng không còn thích hợp nữa do một số quốc gia hiện có tỷ lệ lây nhiễm cao lại không nằm trong danh sách hạn chế, trong khi một số quốc gia trong danh sách trên hiện đã kiểm soát được đại dịch.
Tại Australia, giới chức thành phố Sydney, thuộc bang New South Wales, đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm tại các điểm nóng dịch COVID-19 ở thành phố này, trong bối cảnh số ca mắc mới giảm và tiến độ tiêm vaccine được đẩy nhanh. Theo đó, lệnh giới nghiêm từ 21h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau sẽ được dỡ bỏ tại các điểm nóng kể từ ngày 15/9. Người dân Sydney hy vọng đây là dấu hiệu bắt đầu chấm dứt tình trạng phong tỏa kéo dài. Dự kiến, chính quyền bang New South Wales sẽ nới lỏng thêm nhiều biện pháp khác khi 70% người dân tiêm phòng đủ liều, nhiều khả năng vào tháng 10 tới.
Tại châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen kêu gọi đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng toàn cầu nhằm ngăn chặn bùng phát một đại dịch ở những người không tiêm chủng trong bối cảnh có sự chênh lệch về tiêm chủng giữa các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu với các nước nghèo hơn. Các nước giàu đã tiêm vaccine cho phần lớn dân số, trong khi các quốc gia nghèo hơn đang phải chật vật tìm nguồn cung vaccine. Bà cho rằng với chưa đến 1% số liều vaccine toàn cầu được tiêm ở các nước thu nhập thấp, “mức độ cấp bách là rất rõ ràng".
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Majdanpek, Serbia ngày 6/4/2021. |
Tính tới cuối tháng 8, khoảng 70% dân số trưởng thành tại 27 nước thành viên EU đã được tiêm đủ liều vaccine, song cũng có sự khác biệt lớn ngay trong khối khi có sự chênh lệch về tỷ lệ tiêm chủng giữa các nước thành viên. Theo bà, 19 nước thành viên sẽ phục hồi kinh tế về mức tiền đại dịch trong năm nay, trong khi những nước còn lại có thể phải đến năm sau.
Tại Pháp, kể từ ngày 15/9, nhân viên bệnh viện, tài xế xe cứu thương, nhân viên viện dưỡng lão, bác sĩ tư nhân, lính cứu hoả và những người chăm sóc người già hoặc người ốm tại nhà - tổng cộng khoảng 2,7 triệu người - phải có chứng nhận đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 hoặc sẽ bị tạm thời phải nghỉ việc hoặc không được trả lương.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra tối hậu thư từ 2 tháng trước, song hàng chục nghìn người trong diện này vẫn chưa tiêm vaccine. Một trong những công đoàn khu vực công lớn nhất của Pháp, CGT, đã cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng nếu chính phủ đình chỉ một số lượng lớn nhân viên y tế và cấm các bác sĩ khu vực tư nhân hành nghề.
Tại Nga ngày 15/9, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định giới chức Nga chưa tính đến phương án thắt chặt hơn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Ông Peskov cho biết các nhà chức trách chưa thảo luận về khả năng đưa ra các hạn chế mới hoặc các biện pháp mạnh tay hơn như đóng cửa đất nước. Trước đó, tháng 3/2020, nhiều quốc gia, trong đó có Nga, đã áp dụng các biện pháp hạn chế quyết liệt nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 như chuyển sang chế độ làm việc và học tập tại nhà, áp dụng chế độ thẻ đi lại, tạm dừng nhiều hoạt động kinh doanh và dịch vụ…
Sau khi khởi động các chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, cùng với tỷ lệ miễn dịch cộng đồng gia tăng, các hạn chế dần được dỡ bỏ, nền kinh tế Nga đang dần phục hồi tiệm cận mức trước khi đại dịch bùng phát.
Tại Nhật Bản, ông Shigeru Omi, cố vấn hàng đầu Nhật Bản về COVID-19, ngày 15/9 khuyến cáo không nên vội vàng nới lỏng các biện pháp chống dịch COVID-19, đồng thời cho rằng chỉ nên thực hiện việc nới lỏng sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ.
Phát biểu tại Ủy ban y tế của Hạ viện, cố vấn Omi một lần nữa nhấn mạnh chỉ nên dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế sau khi tình trạng khẩn cấp hết hiệu lực và số ca mắc COVID-19 giảm xuống một mức nhất định. Ông cho rằng số ca bệnh chắc chắn sẽ tăng nếu các biện pháp hạn chế được nới lỏng đột ngột.
Cố vấn Omi cũng cảnh báo cuộc chiến chống COVID-19 có thể sẽ tiếp diễn trong một thời gian dài “ khoảng 2 đến 3 năm cho đến khi người dân không còn phải lo lắng về dịch bệnh”, giống như bệnh cúm hiện đã có vaccine và thuốc điều trị.
Ấn Độ đang xem xét sớm nối lại công tác xuất khẩu vaccine COVID-19, chủ yếu là sang thị trường châu Phi, trong bối cảnh đa số người trưởng thành ở nước này đã hoàn tất tiêm chủng ngừa COVID-19 và nguồn cung vaccine đã gia tăng.
Ấn Độ - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - đã ngừng xuất khẩu vaccine từ tháng 4 vừa qua để tập trung cho chiến dịch tiêm chủng trong nước, trong bối cảnh làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 bùng phát. Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ 944 triệu người trưởng thành vào tháng 12 tới. Tính đến thời điểm hiện tại, 61% dân số Ấn Độ đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Trước khi ngừng xuất khẩu vaccine, Ấn Độ đã tặng hoặc bán 66 triệu liều vaccine cho gần 100 quốc gia. Nước này đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng từ tháng trước, đặc biệt là khi nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Viện Huyết thanh Ấn Độ, đã tăng hơn gấp đôi sản lượng vaccine của AstraZeneca NSE 0,33% lên 150 triệu liều một tháng so với mức tháng 4.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 15/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 48.204 ca mắc COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 245.000 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Philippines và Việt Nam. Đông Nam Á hiện là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp tục cho thấy tín hiệu hiệu hạ nhiệt, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm nhanh. Có thể nói Indonesia đã qua đỉnh dịch này.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao và ca mắc mới cao thứ ba khu vực và tăng mạnh trở lại.
Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Học sinh đeo khẩu trang và được khử khuẩn để phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Phnom Penh, Campuchia. |
Thái Lan là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 15/9 ghi nhận thêm trên 13.000 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 128 người, giảm nhẹ so với mức của mấy ngày trước đó.
Campuchia có xu thể tăng trở lại so với mấy ngày trước đây, với 653 bệnh nhân mới và 9 ca tử vong trong một ngày qua. Song Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 245.308 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 958 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng vượt ngưỡng 11 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 10 triệu trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 6/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Khánh Hòa mua 10.000 bộ kit test xét nghiệm nhanh SARS
- ·Đồng chí Dương Tấn Hiển dự họp lệ với Chi bộ khu vực Phú Thành, phường Tân Phú
- ·Công ty phân phối xe Mercedes giảm lãi tới hơn 60%
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Nâng tầm sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bền vững
- ·Hoàng Anh Gia Lai (HAG) có tổng giám đốc mới
- ·Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Chiêu trò tuyệt thực không thể đánh lừa dư luận
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Ninh Thuận đứng thứ 2 toàn quốc về tăng trưởng GRDP
- ·Chắt trai tỷ phú giàu nhất Malaysia Biến đam mê âm nhạc thành đế chế hàng trăm triệu USD
- ·Thúc đẩy hợp tác Việt Nam
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Gần 200 thương nhân xuất khẩu gạo
- ·Tập đoàn Dabaco (DBC) có tân Phó Tổng giám đốc, là cựu CEO của Tập đoàn FLC
- ·Công ty phân phối xe Mercedes giảm lãi tới hơn 60%
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·NGHỊ QUYẾTVề dự kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026