【lịch thi đấu series a】Tìm hướng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trong giai đoạn mới
Trao đổi tại Hội thảo lấy ý kiến về báo cáo tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp,ìmhướngpháttriểnkhucôngnghiệpkhukinhtếtronggiaiđoạnmớlịch thi đấu series a khu kinh tếđược tổ chức sáng 20/11 tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 369 khu công nghiệp (KCN) được thành lập (gồm cả các KCN nằm trong KKT) tại 61/63 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích gần 114 nghìn ha; 26 KKT cửa khẩu được thành lập tại 21 tỉnh, thành phố với diện tích khoảng 766 nghìn ha và 18 KKT ven biển được thành lập tại 17 tỉnh, thành phố với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 853 nghìn ha.
Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu tại Hội thảo. |
Các KCN, KKT đã có những đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam, thông qua việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài; bổ sung nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội (vốn đầu tư thực hiện, gồm vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, khu chức năng trong KKT và vốn đầu tư của dự ántrong KCN, KKT đạt khoảng 27,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2016-2019); gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường quốc tế, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu (trong giai đoạn 2016-2019, giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm chiếm khoảng trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước); đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (trong giai đoạn 2016-2019, nộp ngân sách Nhà nước trên 400 nghìn tỷ đồng; tại một số địa phương, tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn KCN, KKT chiếm khoảng trên 60% tổng thu ngân sách của địa phương, như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hải Phòng…); tạo việc làm cho hơn 3,8 triệu lao động trực tiếp, chiếm khoảng 7% lực lượng lao động của cả nước.
Việc hình thành các KCN, KKT đã có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, trong đó có việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước; phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; phát triển đô thị; thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng; bảo vệ môi trường sinh thái; mở rộng quan hệ đối ngoại…
“Việc phát triển mô hình KCN, KKT đã góp phần tích cực trong việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, việc phát triển KCN, KKT thời gian vừa qua cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Đó là, quy hoạch phát triển KCN, KKT chưa thể hiện rõ được tầm nhìn chiến lược, tổng thể; tại một số nơi quy hoạch và phát triển KCN, KKT chưa sát với nhu cầu phát triển và khả năng thu hút đầu tư, chưa bền vững và cân bằng về kinh tế, xã hội và môi trường; việc tập trung các KCN tại một số địa phương, tuyến quốc lộ gây áp lực lớn về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực xung quanh KCN; mô hình phát triển KCN, KKT còn chậm đổi mới; chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư và hiệu quả sử dụng đất tại KCN, KKT còn chưa cao; KCN, KKT phát triển chưa bền vững và cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội; hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài KCN, KKT còn thấp so với nhu cầu.
Toàn cảnh Hội thảo |
Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và mạnh mẽ để trở thành một đất nước phát triển và hiện đại, vượt qua bẫy thu nhập ttrung bình, tránh tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực.
“Điều này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa thể chế, chính sách và điều chỉnh mục tiêu, định hướng phát triển KCN, KKT để thích ứng với bối cảnh mới, góp phần thực hiện chiến lược phát triển đất nước”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết.
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn được lắng nghe ý kiến tập trung vào một số nội dung chính như: Đánh giá các kết quả đã đạt được, tồn tại hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong phát triển KCN, KKT tại địa phương.
Đánh giá những tồn tại, hạn chế về phát triển KCN, KKT trong thời gian vừa qua và các nguyên nhân cơ bản, gồm các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về KCN, KKT (hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, khung pháp lý cho sự phát triển KCN, KKT; mô hình tổ chức bộ máy cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với KCN, KKT; sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương; mô hình phát triển KCN, KKT…) và tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư của các KCN, KKT của Việt Nam so với các nước khác (chính sách ưu đãi đầu tư, lao động, thủ tục…).
Kiến nghị những giải pháp thiết thực và đột phá nhằm xây dựng, phát triển KCN, KKT trong thời gian tới.
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, trên cơ sở nội dung trao đổi tại hội thảo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển KCN, KKT và xây dựng Nghị quyết của Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Quân Ba Đình triển khai hiệu quả phần mềm quản lý lưu trú bảo đảm quyền lợi cho công dân
- ·Những công viên xanh trong lòng thành phố
- ·Du lịch Sa Pa: Cuộc chuyển biến thần kỳ từ hệ thống cáp treo kỷ lục
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Từ việc chê sữa trái cây khuyên dùng cô gái Hà Lan, lộ thêm nhiều vi phạm của Bác sĩ Huy
- ·Nhà phố vùng lõi TP. Vinh liên tục tăng giá đầu năm mới
- ·Cấp phép thiết bị không xâm lấn phá hủy khối u bằng sóng âm
- ·Sóc Bom Bo
- ·Khắc phục những điểm yếu, phát triển thị trường bền vững là yếu tố quan trọng nâng tầm lúa gạo Việt
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Đột nhập ‘vũ trụ giải trí’ được dàn hot tiktoker ‘săn lùng’
- ·'Làn sóng cam nhân văn' tại BAC A BANK
- ·Thúc đẩy phát triển bền vững và số hóa tại Việt Nam
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Nhận dạng các rủi ro và khuyến nghị giải pháp bảo mật mạng 5G
- ·Mở rộng cơ hội hợp tác trong chuỗi cung ứng bao bì thông qua triển lãm ProPak Vietnam
- ·Mexico khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với dây hàn cỡ nhỏ nhập khẩu từ Việt Nam
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Sản phẩm nông nghiệp đóng góp ấn tượng cho hoạt động xuất khẩu