Thửa đất 1,7 m2 của gia đình ông Nguyễn Phương Châm (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là chút ít còn lại của diện tích 60,2 m2 trước khi mở đường.
Ông Châm cho biết khi mở đường, gia đình bị thu hồi 58,5 m2, diện tích còn lại 1,7 m2 có giấy tờ đầy đủ, có giấy xác nhận đóng dấu của phường, của ban quản lý dự ánquận, tức là có đủ tư cách pháp nhân với thửa đất.
"Bức tường có diện tích 1,7m2" đang được rao bán với giá 1 tỷ đồng trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. |
Ông Châm đã viết dòng rao bán trên bức tường còn lại này với nội dung: Sau khi GPMB, gia đình tôi còn lại 1,7m2 đất, chiều dài 10,85m, chiều rộng 0,14m” kèm theo số điện thoại để người mua liên hệ.
Dòng rao bán này đã trở thành chuyện lạ trên con đường đắt nhất hành tinh: đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài chưa đầy 565,97m; tổng mức đầu tưgần 1.000 tỷ đồng.
Nếu như có người mua, thì diện tích đất này vừa vặn xây bức tường 14cm, chạy dài 10,85m.
Đây là phần đất hợp pháp, còn lại sau khi gia đình ông Châm bị thu hồi gần hết diện tích đất ở để phục vụ dự án đường mở rộng như đã nói.
Hộ liền kề “chỉ nửa bước chân” là ra đến mặt đường, hàng xóm của “bức tường” hy hữu nói trên, cũng là một hộ dân sinh sống lâu dài tại tổ 29 cũ, (nay là tổ dân phố 24 mới, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy).
Mặt trước... |
Chủ tịch UBND phường Quan Hoa, ông Nguyễn Minh Tuyên cho biết: “Những trường hợp hộ dân còn diện tích sau thu hồi, không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng thì các hộ dân có quyền hợp thửa, hợp khối; tự thỏa thuận với nhau để mua bán”.
Trường hợp của ông Châm, lãnh đạo phường Quan Hoa cho hay: nếu hàng xóm có nhu cầu mua, thì giao dịch dân sự này có thể được tiến hành, vì đó là diện tích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, người hàng xóm kia là hộ nghèo, không đủ điều kiện để mua nên họ đành chịu.
Theo tìm hiểu, ban đầu, người rao bán đưa ra mức giá 400 triệu đồng cho 1,7m2. Hiện tại, mức giá được đưa ra là 1 tỷ đồng.
“Trường hợp này, có lẽ chỉ có một đại gia bỏ tiền ra mua đứt cả 1,7m2 và phần diện tích đất của hộ dân liền kề bên trong để hợp khối thì mới thỏa thuận được”.
Đối diện phía bên kia đường là thẻo đất cũng đang có tranh chấp phát sinh. Diện tích đất còn sót lại sau khi thu hồi là 17,2m2 của ba hộ: Phạm Văn An, Lê Thị Tuyết, Phạm Văn Cường (ở địa chỉ số nhà 14, số nhà 9 và số nhà 12, hẻm 17/40/79 phố Dương Quảng Hàm).
Trong 17,2m2 này có 5,1m2 nằm trong chỉ giới; 12,1m2 là ngõ cụt đi vào ba hộ nói trên, có nguồn gốc đất thổ cư được ba hộ dân tự thỏa thuận bớt một phần làm ngõ phục vụ lối đi cho ba hộ.
Sau khi dự án đường Nguyễn Văn Huyên hoàn thành, các hộ dân đã thuê người dựng bức tường tôn để rào lại.
Sự việc trên khiến các nhà liền kề, chung ngõ có đơn thư phản ánh về việc lấp lối đi chung. Đỉnh điểm của sự việc, người dân viết đơn tố cáo về việc “xã hội đen” được thuê đến để “bảo kê”, in cả dòng chữ “đất của anh Bẩy” kèm theo số điện thoại trên bức tường tôn vừa được dựng.
“Không để tình trạng nhà phía trong bỗng dưng hưởng lợi!”
Trao đổi với VietNamNet, chủ tịch phường Quan Hoa, ông Nguyễn Minh Tuyên cho biết: phường đã tổ chức nhiều buổi hòa giải, mời các hộ dân sống liền kề với những phần đất còn sót lại sau khi thu hồi, để các hộ có cơ hội thỏa thuận với nhau để mua bán hợp thửa, hợp khối.
“Trường hợp 03 hộ dân được phản ánh là dựng tường tôn ngăn lối đi, diện tích sau thu hồi của họ còn lại là đất có nguồn gốc trong tờ bản đồ từ năm 1960. Họ tự trích một phần đất để làm ngõ đi chung cho ba gia đình của họ. Họ được quyền quản lý, sử dụng cho tới khi nhà nước thu hồi” - ông Tuyên nói.
Theo chủ tịch phường Quan Hoa, dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài là dự án trọng điểm. Thành phố Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy chỉ đạo chặt chẽ để đây là tuyến đường kiểu mẫu, không để “sạn”, không để nhà siêu phẳng, siêu méo tái diễn như nhiều dự án đường trên địa bàn Thành phố.
(责任编辑:Cúp C1)