【kết quả trận cruz azul】Ðào tạo nghề phải tính đến việc làm
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956 (Đề án 1956) là chủ trương đúng đắn nhằm giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Sau 5 năm thực hiện, đề án đã phát huy hiệu quả tại các địa phương, trong đó có tỉnh Cà Mau”, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Võ Hoàng Hiệp cho biết.
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956 (Đề án 1956) là chủ trương đúng đắn nhằm giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Sau 5 năm thực hiện, đề án đã phát huy hiệu quả tại các địa phương, trong đó có tỉnh Cà Mau”, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Võ Hoàng Hiệp cho biết.
- Xin ông cho biết những kết quả đạt được của Ðề án 1956 ở Cà Mau?
Ông Võ Hoàng Hiệp: Trong 5 năm thực hiện Ðề án 1956, tổng số LÐNT được hỗ trợ học nghề là 51.462 lao động. Trong đó, trung cấp và cao đẳng nghề 4.805 lao động. Dạy nghề theo Quyết định 1956 cho hơn 51.400 lao động và 92.016 lao động được dạy nghề dưới 3 tháng. Theo số liệu thống kê từ các địa phương, sau khi học nghề, tỷ lệ người học có việc làm khoảng 36.744 lao động, đạt 71%, chủ yếu là các nghề ở lĩnh vực nông nghiệp.
Một buổi đi thực tế của lớp học nghề nuôi thuỷ sản tại xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời. HOÀNG DIỆU |
Bên cạnh đó, đề án cũng đã đào tạo nghề cho một số đối tượng ưu tiên, cụ thể là LÐNT thuộc đối tượng 1. Trong đó, người có công với cách mạng 1.124 lao động; lao động thuộc hộ nghèo 1.754 lao động, lao động là người dân tộc thiểu số 622 lao động và 66 lao động là người khuyết tật. Tính đến thời điểm hiện nay, số lao động sau khi học nghề xong có việc làm, đã thoát nghèo là 1.228 lao động và số hộ có thu nhập khá trở lên là 12.440 hộ. Thực hiện Ðề án 1956, một số mô hình dạy nghề mang lại hiệu quả cao được duy trì và nhân rộng trong toàn tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm ổn định tại địa phương.
- Như vậy, học nghề ở lĩnh vực nông nghiệp, lao động dễ tìm được việc làm. Còn với các nghề phi nông nghiệp, lao động khó tìm được việc làm tại chỗ. Thời gian tới, ngành lao động khắc phục tình trạng này như thế nào, thưa ông?
Ông Võ Hoàng Hiệp: Do đặc thù của Cà Mau là tỉnh có khoảng 70% vùng sản xuất nông nghiệp nên lượng lao động nông nghiệp cũng chiếm số đông, phần còn lại là phi nông nghiệp. Do đó, khi lực lượng LÐNT tham gia học các nghề nông nghiệp, họ sẽ có điều kiện tìm được việc làm tại chỗ, áp dụng những kiến thức khoa học - kỹ thuật học được vào sản xuất, từng bước tăng thu nhập gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống nên việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ khá cao.
LÐNT học nghề phi nông nghiệp thường gặp khó khi đi tìm việc sau học nghề, chỉ một số ít lao động có điều kiện thành lập hợp tác xã may, thêu, tổ, nhóm nấu ăn… còn lại phải đi lao động tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, tại Cà Mau, các khu công nghiệp vẫn chưa phát triển nhiều, nên tâm lý người lao động ngại đi xa và không tìm được việc làm phù hợp.
Ðể khắc phục những vấn đề trên, thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo Ðề án 1956 sẽ chỉ đạo các cơ sở dạy nghề khi thực hiện đào tạo các nghề phi nông nghiệp phải tính đến giải quyết việc làm trước khi đào tạo. Thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, ký hợp đồng 3 bên giữa cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người lao động. Bên cạnh đó, định kỳ hằng tháng Trung tâm Dịch vụ việc làm của Sở LÐ-TB&XH mở các phiên giao dịch việc làm là điều kiện khá thuận lợi cho lao động gặp trực tiếp các nhà tư vấn tuyển dụng, từ đó, người lao động sẽ tìm được việc làm phù hợp và thoả đáng.
- Xin ông cho biết, giai đoạn 2, ngành lao động có những biện pháp cụ thể nào để phát huy tối đa hiệu quả Ðề án 1956?
Ông Võ Hoàng Hiệp: Ðể phát huy tối đa hiệu quả của đề án trong giai đoạn 2, Thường trực Ban Chỉ đạo Ðề án 1956 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 24 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2015 và những năm tiếp theo” và Chỉ thị số 05 của UBND tỉnh Cà Mau về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Ðề án Ðào tạo nghề cho LÐNT tỉnh Cà Mau đến năm 2020”. Trong đó, tăng cường công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Ðặc biệt, dạy nghề phải gắn liền với giải quyết việc làm, trước khi tổ chức đào tạo phải xác định được việc làm cụ thể, không đào tạo đại trà, không xác định được việc làm cụ thể thì không tổ chức đào tạo. Bên cạnh đó, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cơ hữu, huy động nguồn lực giáo viên có tay nghề cao phục vụ trong việc dạy nghề. Tổ chức các lớp dạy nghề có hiệu quả, cần chú trọng về chất lượng đào tạo, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, thực hiện tốt chế độ hỗ trợ cho người học nghề; phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề theo đúng quy định.
- Xin cảm ơn ông!./.
Phương Lài thực hiện
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Tử vong trong khi ngủ
- ·Khởi tố 9 con bạc
- ·2 tên cướp “sa lưới”
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Phát hiện 4 tấn da bò, trâu không rõ nguồn gốc
- ·4 thanh niên bị tạm giữ vì “hàng đá”
- ·Đề nghị truy tố bị can xâm hại tình dục trẻ em
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Cảnh giác với tội phạm đột nhập trộm tài sản
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Lãnh 9 năm tù vì giết đồng nghiệp
- ·Khởi tố cặp đôi trộm cắp “ăn ý”
- ·Kẻ cuồng yêu giết nữ sinh lãnh án tử hình
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Trộm cả gà và xe
- ·Đã sai còn đánh người đang làm nhiệm vụ
- ·Trên xe máy có pháo
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Thân nhân người bị oan cũng sẽ được bồi thường