【las palmas vs】Chiến lược thích ứng mang tính cách mạng ở Bóng đèn Điện Quang
Chiến lược thích ứng mang tính cách mạng ở Bóng đèn Điện Quang
Cách mạng về công nghệ chiếu sáng thông minh đã đặt Công ty CP Bóng đèn Điện Quang (DQC) vào những thay đổi lớn mang tính lịch sử kể từ giai đoạn đại nâng cấp mảng sản xuất những năm 2000.
Ước tính doanh thu năm 2020 tăng 10%, tương đương khoảng 913,5 tỷ đồng, có kế hoạch mở rộng danh mục sản phẩm (giải pháp chiếu sáng thông minh, điện mặt trời...) và tiếp tục đầu tư mạnh tay vào công tác nghiên cứu và phát triển vào năm 2021, Công ty CP Bóng đèn Điện Quang (DQC) đang cho thấy những điểm sáng giữa một năm Covid-19 nhiều biến động.
Những kết quả tích cực ấy có được, không nằm ngoài các dự đoán, nhờ tâm thế đón đầu của doanh nghiệp này trước thách thức đến từ thị trường khu vực và khuynh hướng tiêu dùng gần đây.
Ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT DQC nhận định, có ba bài toán lớn đã được đặt ra. Một là xu thế sử dụng sản phẩm chiếu sáng an toàn, bền vững buộc cơ cấu sản phẩm có sự điều chỉnh.
Hai là áp lực cạnh tranh từ những thị trường lớn như Trung Quốc, chủ yếu ở mảng đèn LED, đòi hỏi hướng tiếp cận khách hàng đa dạng hơn để thay đổi nhận thức và thu hút người dùng.
Ba là quá trình rút ngắn khoảng cách công nghệ với thế giới phải diễn ra nhanh hơn để kịp đáp ứng nhu cầu về giải pháp chiếu sáng thông minh đang tăng mạnh.
Nhìn chung, những vấn đề trên đã đưa DQCvào tình thế tương tự hồi những năm 2000, khi doanh nghiệp này đứng trước những thách thức trong bối cảnh không còn là nhà sản xuất bóng đèn huỳnh quang duy nhất tại Việt Nam.
Những chiến lược thích ứng mang tính cách mạng một lần nữa trở nên cấp thiết.
Bước khỏi cái bóng “công ty đèn”
Khi yêu cầu sản xuất thiết bị chiếu sáng cần an toàn và bền vững hơn, nước đi đầu tiên của DQC khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Cuối năm 2018, doanh nghiệp chính thức dừng mảng sản xuất bóng đèn huỳnh quangvốn là dòng sản phẩm chủ lực sau 46 năm kể từ khi thành lập.
Quyết định được cho là kết quả từ tiến trình giảm độc trong ngành sản xuất bóng đèn vốn sử dụng nhiều hoá chất nguy hiểm như chì, thuỷ ngân; bên cạnh áp lực từ sự cố cháy nổ thuộc lĩnh vực sản xuất bóng đèn huỳnh quang trong nước thời điểm đó.
Chủ tịch HĐQT DQC cho biết, việc dừng mảng bóng đèn huỳnh quang đã khiến doanh thu công ty giảm mạnh. Song, “khoảng trống" này đã sớm được lấp đầy với chiến lược đẩy mạnh mảng đèn LED được manh nha từ nhiều năm trước đó. Tính đến năm 2020, doanh thu đèn LEDchiếm đến 80% tổng doanh thu của công ty.
Nói không với đèn huỳnh quang, DQC cũng thay đổi luôn định vị khi chuyển từ đơn vị sản xuất bóng đèn sang nhà cung cấp các giải pháp chiếu sáng và điều khiển thông minh theo hướng toàn diện, tiệm cận mục tiêu tương lai trở thành công ty hàng đầu về công nghệ thông minh tại Việt Nam.
Điều này đồng nghĩa với cửa mở cho ba lĩnh vực mới của DQC. Thứ nhất, giải pháp điều khiển thông minh tương tự hệ thống ‘smarthome’ nhưng có tính ứng dụng rộng hơn không chỉ ở hộ gia đình. Thứ hai, dòng sản phẩm điện gia dụng và năng lượng tái tạo, dự kiến phát triển vào năm 2021. Thứ ba, những mảng sản xuất chủ lực như thiết bị chiếu sáng (bóng đèn LED…) và thiết bị điện (ổ cắm âm tường, ống luồn dây…)
“Thông minh” cũng là một trải nghiệm sống
Trong nỗ lực hạn chế áp lực cạnh tranh của sản phẩm ngoại, chủ yếu từ Trung Quốc, trên thị trường, DQC đã chủ động tiếp cận và nâng cao trải nghiệm khách hàng với đa dạng công cụ hơn.
Theo chia sẻ từ Chủ tịch DQC, kể từ 2018, dịch vụ tư vấn, lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện, chiếu sáng chỉ với một chạm (HomeCare) liên tục được DQC hoàn thiện để tạo ra một kênh cung cấp “thợ điện công nghệ” lành nghề, đáp ứng xu thế số hoá các dịch vụ truyền thống từ vận chuyển đến việc nhà như hiện nay.
Bên cạnh đó, ứng dụng điện thoại và bộ các thiết bị điện thông minh đã được nhiều khách hàng, đặc biệt là hộ gia đình, sử dụng nhờ khả năng cho phép người dùng tự thiết kế và hệ thống điều khiển từ xa được Việt hoá. Tính đến 2020, doanh số từ giải pháp điều khiển thông minh đã chiếm 20% cơ cấu tổng sản phẩm của Điện Quang.
Bước tiến trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ của DQC có nhiều nét tương đồng với định luật Moore nổi tiếng của ngành vi mạch điện tử.
Theo đó, trình độ về năng lực sản xuất và kỹ sư có tỷ lệ thuận với độ thông minh của thiết bị và tỷ lệ nghịch với chi phí người dùng bỏ ra để sử dụng sản phẩm. Nói cách khác, đầu tư cho R&D là át chủ bài trong chiến lược “nâng chất lượng, giảm giá thành” mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
Hiện DQC đã có thể tự sản xuất chip led điện tử được sử dụng trong đèn LED và hệ thống chiếu sáng thông minh thay vì nhập khẩu như trước đây. Đây là “trái ngọt đầu tiên" kể từ khi DQC đầu tư 4 triệu USD cho bộ phận R&D - chiếm 16% tổng đầu tư năm 2019.
Ông Hưng cũng cho biết, các tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam như FPT và Viettel đang có nhiều dự án hợp tác, nghiên cứu với DQC. Trước mắt là việc tích hợp hệ thống điều khiển hệ thống điện thông minh DQC vào FPT Box và phân phối các sản phẩm DQC qua kênh bán hàng của Viettel.
Ngoài ra, các kế hoạch hợp tác chung về phát triển công nghệ, phần mềm đang được triển khai nhưng chưa đến giai đoạn công bố. Trước đó, DQC đã hợp tác với các đơn vị phát triển công nghệ thông minh nước ngoài như Amazon Web Service, Qualcomm...
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản
- ·5 hoạt động phát triển quan hệ đối tác hải quan
- ·Tăng thu 4.927 tỷ đồng sau khi xác định lại trị giá xe ô tô biếu tặng
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Phó Thủ tướng Lấy quy chuẩn PCCC nước ngoài áp dụng vào Việt Nam có phù hợp
- ·Hải quan Bình Phước: Hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời hiệu quả
- ·Những cổ phiếu 'nổi sóng' một thời đồng loạt vào diện hạn chế giao dịch
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Thái Nguyên: Thêm 6 dự án mới được đầu tư vào các khu công nghiệp
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Hải quan Đà Nẵng hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp tuân thủ pháp luật
- ·Gạch ốp lát Ấn Độ đổ bộ, doanh nghiệp Việt âu lo
- ·Xuất hóa đơn sau từng lần bán hàng là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Giá xăng ngày mai có thể giảm mạnh
- ·Ngành Thuế khẩn trương, tích cực hỗ trợ trong tháng cao điểm quyết toán thuế
- ·Cục Thuế Thừa Thiên Huế tuyên dương người nộp thuế và đối thoại doanh nghiệp năm 2024
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Ngành ô tô: Cần “sẵn sàng” cho tương lai khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan
- Những dấu ấn đẳng cấp ở dự án Celesta Rise
- Năm 2021: Bất động sản vẫn là kênh sinh lời tốt, Đồng Nai dẫn dắt thị trường
- Tập đoàn GFS ‘bội thu’ tại lễ trao giải Thương hiệu BĐS dẫn đầu tại Việt Nam
- Hà Nội sẽ công khai loạt dự án nhà ở vướng mắc về pháp lý
- Xu hướng đầu tư văn phòng cho thuê tại quận 2 TP.HCM
- TP.HCM đặt mục tiêu xử lý ‘điểm nóng’ về sạt lở ở khu dân cư ven sông, biển
- Thái Nguyên vẫn hút đầu tư địa ốc bất chấp Covid
- Quỹ đất ‘vàng’ ven biển được săn đón
- Sapphire Parkview
- Ngôi nhà Nhật Bản ở ven đô Hà Nội làm từ nhôm kính