【kết qua bong da c1】Dự án tuyến metro số 2 Hà Nội… đứng hình, đội vốn
Dự án tuyến metro số 2 Hà Nội… đứng hình,ựántuyếnmetrosốHàNộiđứnghìnhđộivốkết qua bong da c1 đội vốn
Được phê duyệt từ năm 2008, nhưng Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vẫn chưa thể bắt tay thi công trên thực địa.
Ít chuyển động
Có rất ít chuyển động trên thực địa tại Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (Dự án metro số 2) nếu chiếu theo báo cáo mới nhất về tình hình triển khai Dự án vừa được UBND TP Hà Nội gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) để tổng hợp gửi Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10.
Cụ thể, tính đến tháng 9/2020, công việc trên thực địa duy nhất được tiến hành tại Dự án metro số 2 mới chỉ là việc giải phóng mặt bằng tại 3 khu vực. Tại khu vực Depot của Dự án có tổng diện tích thu hồi là 17,58 ha, UBND TP Hà Nội cho biết, chủ dự án đã giải phóng mặt bằng được 100% diện tích đất nông nghiệp, đất cơ quan, đất quốc phòng; phần đất ở đang thực hiện các thủ tục kiểm đếm, lập dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Đối với phần tuyến và ga trên cao dài khoảng 2,6 km, chủ đầu tư công trình là Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã giải phóng mặt bằng được khoảng 82% diện tích. Đối với phần diện tích ga ngầm (7 ga), chủ dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng được khoảng 79% diện tích.
Liên quan đến công tác thiết kế và tổ chức lựa chọn nhà thầu cho 6 gói thầu chính của Dự án, UBND TP Hà Nội xác nhận, chủ đầu tư mới chỉ hoàn thành Báo cáo rà soát bổ cập thiết kế cơ sở, dự án điều chỉnh, hồ sơ mời thầu các gói thầu. Các gói thầu còn lại đã hoàn thành công tác sơ tuyển lựa chọn danh sách ngắn trong giai đoạn 2013-2015.
“Về cơ bản, chủ đầu tư mới chỉ triển khai được một số gói thầu tư vấn và giải phóng mặt bằng sử dụng nguồn vốn đối ứng”, Báo cáo số 4873/UBND- ĐT do ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội ký nêu rõ.
Việc chưa triển khai các gói thầu xây lắp đã khiến khối lượng giải ngân tại Dự án metro số 2 là không đáng kể. Tính từ khi Dự án metro số 2 được phê duyệt vào năm 2008 đến nay, mới chỉ có 955,853 tỷ đồng được giải ngân, gồm 336,399 tỷ đồng vốn đối ứng và 619,454 tỷ đồng vốn vay ODA, trong đó chi phí dịch vụ tư vấn chung là 592,141 tỷ đồng, lãi phí 27,313 tỷ đồng.
Điều đáng nói, những số liệu cơ bản phản ánh “sự vận động” của Dự án metro số 2không có nhiều khác biệt so với thông tin được nêu trong Công văn số 4732/UBND- KTĐT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 10/2019 để hoàn thiện Dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình triển khai Dự án.
Đây là một kết quả rất thất vọng, bởi công trình đường sắt đô thị có chiều dài 11,5 km, trong đó phần lớn đi ngầm qua 6 quận là Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng được UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án từ năm 2008, với sự sẵn sàng hỗ trợ vốn từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Đội vốn
Không chỉ chậm trễ trong việc triển khai thi công trên thực địa, nhiều công tác nội nghiệp, trong đó có việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án vẫn chưa được UBND TP Hà Nội xử lý dứt điểm.
Được biết, ngay từ đầu năm 2012, UBND TP Hà Nội đã khiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh Dự án. Vào năm 2018, Hà Nội đưa ra tổng mức đầu tư mới là 35.678 tỷ đồng, thay vì 19.555 tỷ đồng được phê duyệt hồi năm 2008.
Ngoài việc bị đội vốn cho yếu tố trượt giá, có khá nhiều lý do được chủ dự án đưa ra cho việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, trong đó đáng kể nhất là thay đổi liên quan đến thiết kế cơ sở.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội muốn thay đổi về tốc độ chạy tàu thiết kế từ 110 km/h thành 120 km/h; thay đổi tải trọng trục từ 14 tấn/trục lên 16 tấn/trục để đảm bảo an toàn kết cấu của công trình và phù hợp với sự thay đổi về công nghệ thực tế hiện nay; thay đổi thiết kế ga ngầm từ ga 2 tầng sang ga 3 tầng để cung cấp không gian lắp đặt cho các hệ thống thiết bị nhà ga, hạn chế diện tích đào hở, phù hợp với điều kiện trong đô thị Hà Nội chật hẹp; bổ sung các công trình phụ trợ nhà ga (tháp thông gió, làm mát do thiết kế cơ sở năm 2008 còn thiếu).
Đối với tổng mức đầu tư Dự án đã được phê duyệt năm 2008 là 19.555 tỷ đồng, gồm vốn đối ứng 3.079 tỷ đồng, vốn vay ODA Nhật Bản 16.485 tỷ đồng, UBND TP Hà Nội đề xuất áp dụng cơ chế tài chính chung đối với các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam
Trong đó ngân sách trung ương cấp phát phần vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định theo Luật Đường sắt Việt Nam năm 2005 và chi khác (tư vấn…); TP Hà Nội vay lại để chi cho các hạng mục liên quan đến việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải.
Phần vốn vay ODA tăng thêm sau khi điều chỉnh (14.087 tỷ đồng), UBND TP Hà Nội thực hiện vay lại toàn bộ phần vốn vay ODA tăng thêm của Dự án.
Do phải tiến hành việc điều chỉnh Dự án, nên dự kiến thời gian hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành toàn tuyến metro số 2 cũng được lùi đến tận năm 2027, thay vì năm 2015.
Theo ông Nguyễn Thế Hùng, tháng 5/2020, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xin phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và đã nhận được ý kiến trả lời của cả hai bộ. “Hiện UBND TP Hà Nội đang tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư làm cơ sở phê duyệt điều chỉnh Dự án, tạo tiền đề để triển khai các bước tiếp theo”, lãnh đạo TP Hà Nội thông tin.
Quy mô ban đầu của Dự án metro số 2 Hà Nội
Xây dựng tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 11,5 km (trong đó đoạn đi ngầm dài 8,9 km; đoạn đi trên cao dài 2,6 km). Công trình bao gồm 10 ga với 3 ga trên cao và 7 ga ngầm. Cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động...
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·CEO Baidu: Các mô hình AI Trung Quốc chưa thực sự mang lại lợi ích
- ·Cách tắt yêu cầu xác minh trên iPhone khi cài đặt ứng dụng miễn phí
- ·Cách bắt Wifi miễn phí không cần mật khẩu trên điện thoại
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Trung Quốc tạo ra robot có não làm từ tế bào gốc con người
- ·Số bằng sáng chế AI tạo sinh của Trung Quốc gấp 6 lần Mỹ
- ·Công nghệ nào giúp Google Dịch hỗ trợ tới gần 250 ngôn ngữ?
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Đầu quét NFC gắn ngoài không dùng để xác thực sinh trắc học ngân hàng
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Người dùng điện thoại 'cục gạch' sẽ bị ngừng hoạt động vào giữa tháng 9
- ·Công ty chip đình đám của Trung Quốc bị hủy niêm yết vì gian lận tài chính
- ·Cách bắt Wifi miễn phí không cần mật khẩu trên điện thoại
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Công bố lộ trình dừng công nghệ di dộng 2G tại Việt Nam
- ·Số bằng sáng chế AI tạo sinh của Trung Quốc gấp 6 lần Mỹ
- ·Apple sẽ thu phí nhiều tính năng AI
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Tên lửa Trung Quốc lao thẳng xuống đất ngay sau khi cất cánh
- Xử lý quả bom ‘khủng’ nặng 340kg tại Vườn quốc gia
- Tổng bí thư: Suy thoái, 'tự diễn biến' gây hậu quả khôn lường
- Chủ tịch Hà Tĩnh: Ở đâu hạch sách DN, hãy báo cho tôi
- Hà Nội xây hệ thống xử lý nước thải 800 triệu USD
- Chủ tịch nước: Cố gắng giải quyết vấn đề tồn đọng của cử tri trướ
- Hà Nội: Thanh niên mặc như trí thức, ăn trộm xe máy trong 'một nốt nhạc'
- Càng tinh giản biên chế, bộ máy càng phình to
- Hoàng tử William thăm Việt Nam vào tháng 11
- Thiệt mạng vì tiếc của!
- vụ trịnh xuân thanh: Ông Trịnh Xuân Thanh phải có mặt ở Hậu Giang hôm nay