【bahrain – nhật bản】Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam cả 3 cấp độ
TheáttriểnthươnghiệugạoViệtNamcảcấpđộbahrain – nhật bảno kết luận của Phó Thủ tướng, việc xây dựng Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam là rất cần thiết nhằm đề ra các nội dung, giải pháp đồng bộ, từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh, tăng cường sự nhận biết về mặt hàng gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, thúc đẩy tái cơ cấu ngành lúa, gạo theo hướng hiệu quả, bền vững và nâng cao lợi ích của toàn ngành.
Phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam cần sự vào cuộc phối hợp nhiều bộ ngành liên quan
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.
Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện Đề án trên theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam ở cả 3 cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm; trước mắt vùng đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất và xuất khẩu gạo trọng điểm để xây dựng thương hiệu.
Đồng thời xác định các định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất, tiềm năng thâm nhập vào các phân khúc của thị trường gạo thế giới trong thời gian tới.
Bên cạnh đó đề ra những nội dung, dự án và giải pháp cần thiết trong Đề án để đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu gạo các cấp độ, đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp thực hiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu gạo.
Làm gì để phát trển thương hiệu gạo
Vấn đề cần thiết phải xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt được nhắc từ rất lâu song tới nay vẫn chưa có bước chuyển biến. Việt Nam xuất khẩu gạo đã trên 20 năm, lượng sản xuất hằng năm có tăng nhưng không có thương hiệu, kể cả với các công ty lớn. Thương hiệu tạo nên giá trị, không có thương hiệu tức là không đảm bảo chất lượng với người tiêu dùng, do đó giá gạo Việt Nam suốt thời gian vừa qua không bán được giá cao.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, để giải quyết tình trạng giá xuất khẩu gạo giảm, trước hết cần rà soát, tính toán lại để định hướng phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng phải căn cứ vào nhu cầu thị trường xuất khẩu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, mùa vụ để có định hướng chỉ đạo sản xuất phù hợp. Trong sản xuất cần nỗ lực triển khai các giải pháp về quy hoạch vùng lúa hàng hóa, lựa chọn cơ cấu giống phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, mùa vụ. Đồng thời, cần chú trọng nâng cao kỹ thuật canh tác, thu mua, bảo quản, chế biến cho người sản xuất lúa và đặc biệt phải kiểm soát tốt quy trình sản xuất để sản xuất lúa gạo hàng hóa có giá trị cao, phục vụ xuất khẩu.
Dù sản lượng lớn song gạo Việt vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế
Tuy nhiên, giải pháp quan trọng trước mắt cần tập trung vào việc phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam. Theo đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần phối hợp với các địa phương và các doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá thương hiệu để gạo Việt Nam có cơ sở khẳng định vị trí, uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cụ thể, cần tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm gạo Việt Nam, tổ chức các chương trình đón các doanh nghiệp nhập khẩu của nước ngoài vào Việt Nam trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu và nhập khẩu gạo Việt Nam.
Theo các chuyên gia lương thực, muốn có thương hiệu đích thực, chất lượng gạo phải biểu hiện thống nhất theo một chuẩn mực mà người tiêu dùng chấp nhận. Muốn vậy, Việt Nam phải có chiến lược thương mại hóa sản phẩm theo nguyên tắc bắt đầu từ hạt lúa. Có nghĩa là, doanh nghiệp phải đầu tư vùng nguyên liệu từ khi gieo sạ, thu hoạch cho đến lúc chế biến thành phẩm. Tất cả mọi tiêu chuẩn công bố với khách hàng phải thực sự đúng. Tỷ lệ trộn mẫu gạo nguyên liệu phải chuẩn xác. Khi có được chữ “tín” với khách hàng sẽ trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường. Thực tế, Việt Nam đang sản xuất lúa trong điều kiện quy mô đất nhỏ, manh mún, hợp tác hóa thấp, nội dung này rất khó thực hiện nếu chúng ta không mạnh dạn “tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hóa”.
Hạ Lan
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Hoa hậu Hòa bình Quốc tế: Chiêu trò câu tương tác, thương mại hóa quá đà
- ·Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh hôn ông xã trong lễ vu quy
- ·'Vượt mặt' người đẹp Thái Lan, Thiên Ân có cơ hội vào thẳng Top 20 Miss Grand
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Thành tích học tập cực đỉnh của nam sinh Bách khoa hai lần giành ngôi nam vương
- ·Chung kết Hoa hậu Biển đảo Việt Nam 2022: Mỹ nhân quốc tế cùng sao Việt hội tụ
- ·Mỹ nhân Việt bức xúc khi Thiên Ân bị Chủ tịch Miss Grand 'miệt thị ngoại hình'
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hôn chồng thiếu gia thắm thiết trong lễ rước dâu
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh hôn ông xã trong lễ vu quy
- ·Người đẹp Brazil đăng quang, Thiên Ân khóc nức nở vì trượt top 10
- ·Hoa hậu Thùy Tiên: 'Tài sản của tôi đủ để chăm lo những người mình yêu thương'
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Cô chê chữ ‘xấu như gà bới’, phụ huynh chạy đua tìm lớp luyện viết cho con
- ·Đoàn Thiên Ân: 'Phần trình diễn của tôi không tệ đến mức bị loại khỏi top 10'
- ·Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh hôn ông xã trong lễ vu quy
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Tỉnh Hà Sơn Bình trước đây được sáp nhập từ các tỉnh nào?