【tỷ số bình định】Bí ẩn cha con “người rừng”
Suốt 40 năm sống trong rừng sâu,ẩnchaconldquongườirừtỷ số bình định cuộc sống khổ cực, thiếu thốn mọi thứ nhưng cha con “người rừng” ở H.Tây Trà (Quảng Ngãi) vẫn bảo toàn sự sống.
Những vật dụng tự tạo
Sáng 8-8, sau khi nghe tin cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và Hồ Văn Loan (41 tuổi, ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh) được người dân và các lực lượng chức năng của H.Tây Trà đưa từ trong rừng thẳm về sống với người thân ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong, nhiều người lập tức tìm đến để tận mắt chứng kiến.
|
Nhìn những vật dụng mà cha con “người rừng” tự tạo ra để sinh hoạt và sản xuất trong rừng khiến mọi người đều hết sức kinh ngạc. Những mảnh bom, mảnh nhôm được họ biến thành rìu, búa, rựa, dao, lược chải đầu, ca đựng nước, nồi nấu thức ăn hay chiếc chiếu, cái mền được đan từ nứa; áo và khố che thân, áo mưa làm từ vỏ cây, lá cây; những thứ “quý giá” như lúa, mè, da thú dữ... cất cẩn thận trong từng ống được cắt ra từ thân cây lồ ô. Riêng để có lửa nấu nướng, cha con “người rừng” bóc lớp bột bám dính vào thân cây đủng đỉnh rồi phơi khô (giống như bông gòn - PV), sau đó lấy ra từng chút đặt lên hòn đá dùng búa đập mạnh, khói từ từ ngún lên thành lửa.
Dù những vật dụng dùng sinh hoạt và lao động rất giản đơn, lạ lẫm với nhiều người đến xem nhưng đó chính là “gia tài” của cha con “người rừng” đã đổ bao công sức kiên nhẫn làm nên, giúp hai người có cái ăn, cái mặc trong rừng ròng rã suốt 40 năm qua.
|
Sức sống kỳ diệu
Theo xác minh của các cơ quan chức năng H.Tây Trà, năm 1972, sau khi ngôi nhà bị trúng bom trong chiến tranh làm 3 người thân chết, ông Thanh quá hoảng loạn và lo sợ nên đến năm 1973 đã bỏ làng ôm con trai Hồ Văn Loan trốn biệt vào rừng sâu, sống hoàn toàn cách biệt với cộng đồng. Theo một người dân địa phương, nơi cha con ông Thanh sinh sống là một ngọn núi cao, cách thôn Trà Kem, xã Trà Xinh hàng chục ki lô mét, nếu đi bộ đường rừng phải mất hơn 5 giờ mới đến nơi. “Vào mùa đông, khu rừng này sương mù phủ kín, người có sức khỏe tốt chỉ cần ở khoảng 2 giờ đồng hồ cũng không chịu nổi với cái lạnh thấu thịt, xương”, ông Lắm nói.
Nơi rừng thiêng, nước độc, thời tiết khắc nghiệt, luôn đối mặt thú dữ rình rập nhưng cha con họ vẫn biết cách vượt qua. Ngôi nhà của họ giống như một tổ chim treo lơ lửng trên thân cây cổ thụ, cách mặt đất chừng 6 m. Tuy chỉ rộng chừng 3 m2nhưng đó là “tổ ấm” mà hai cha con nương tựa nhau suốt hàng chục năm nay. Anh Hồ Minh Lâm (44 tuổi), người anh con bác ruột của anh Loan, kể rằng hai cha con “người rừng” trồng một ít diện tích lúa rẫy, mì. Khi lực lượng chức năng và người dân lên đến nơi thì trong “ngôi nhà tổ chim” lương thực chẳng còn, chỉ có ít lúa, mè để làm giống.
Tìm trong số “gia tài” của cha con “người rừng”, anh Lâm còn phát hiện 4 cúc áo cũ kỹ, 1 áo ấm thời trẻ thơ của anh Loan và một ít da thú, lông nhím.
Cuộc sống kham khổ, hằng ngày chỉ ăn củ mì, lá rừng là chính, không cần đến viên thuốc nào nhưng thật lạ kỳ ông Thanh, lúc đó là trung niên còn anh Loan - một đứa bé mới hơn 1 tuổi - vẫn tồn tại suốt 40 năm, không hề bị bệnh nặng hay sốt rét hành hạ.
Mọi thứ đều lạ lẫm
Anh Hồ Văn Tâm, Bí thư Đoàn xã Trà Phong, thành viên trong đoàn đưa “người rừng” về, cho biết mấy năm trước cứ mỗi lần bị người dân đi rừng phát hiện thì cha con ông Thanh lại nhanh chân vào rừng sâu lẩn trốn, lúc ẩn lúc hiện nên không thể phát hiện là người hay thú. Mới đây, sau khi xác định chính xác “người rừng” là cha con ông Thanh, H.Tây Trà lập ngay đoàn công tác lên rừng đưa về. “Lần này tìm được 2 người là vì ông Thanh đã già, kiệt sức không còn chạy được nữa, còn anh Loan rất thương cha nên chấp nhận theo về”, anh Tâm giải thích.
Do mới được đưa về nhà nên “người rừng” Loan tỏ vẻ sợ sệt khi nhìn thấy đông người, chỉ ngồi im một chỗ, khi nào có nhu cầu gì mới nói với người thân. Tất cả đối với anh đều lạ lẫm, chỉ trừ thuốc lá và trầu cau! Anh Lâm cho biết: “Sáng nay tôi mua tô bún bò, sau đó chế mì tôm nhưng nó đều lắc đầu chê hôi không ăn được, chỉ uống sữa và ăn bánh ngọt thôi. Khi chở xuống thăm cha già ở Bệnh viện đa khoa H.Tây Trà, nó cứ đứng bên đầu giường không muốn về và khóc”.
Theo các y, bác sĩ nhận định, do ăn uống thiếu thốn nên “người rừng” Thanh chỉ bị suy nhược cơ thể chứ không có bệnh gì cả, chỉ truyền dịch và uống sữa vài ngày là có thể xuất viện.
(Theo TNO)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết
- ·“Hố tử thần”
- ·Rò rỉ điện qua dây sau công tơ
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Nghị lực vượt khó của nạn nhân chất độc da cam
- ·Khánh Hải chuyển mình
- ·Nuôi giấc mơ trên những tập vé số
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Tự hào chiến thắng Bến Dựa
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Các trường không thay đổi mẫu đồng phục
- ·Quyết liệt phòng, chống dịch Covid
- ·Tuyên truyền các chính sách lao động, tiền lương và BHXH
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Bù Gia Mập ra quân hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính
- ·Vietnamese Ambassador explores cooperation with Italy’s Basilicata region
- ·Dạy và học trực tuyến
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Di dời gần 5.000 người dân đến nơi an toàn