会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả puebla】Hoàng Trần Cương và những vần thơ tài chính!

【kết quả puebla】Hoàng Trần Cương và những vần thơ tài chính

时间:2025-01-13 16:53:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:352次

hoang tran cuong

Nhà thơ,àngTrầnCươngvànhữngvầnthơtàichíkết quả puebla nhà báo Hoàng Trần Cương

Nghe tin, tôi tiếc thương một tài năng thơ ca, đoạn lục tìm trong trí nhớ những vần thơ anh để lại - những vần thơ tài chính mà anh vốn là sinh viên Học viện Tài chính, chuyên ngành kế toán; nguyên Tổng biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam.

Nhớ lại những bài thơ, câu thơ của anh qua nhiều năm gắn bó với ngành Tài chính, tôi nhận ra đó là những câu thơ đặc sắc, lạ thường, khang khác, mang tính độc quyền của riêng anh. Hãy nghe thơ anh bộc bạch: “Anh có phải nắng đâu/Sao tính khí lại thất thường như nắng/Mặt gầy choắt mà đồng nghiệp gọi là "thằng mặt nặng"/Máy tính dính tay lẩm bẩm suốt ngày”.

Nghề kế toán là nghề vất vả - có lần anh bảo: Cái vất vả không phải ai cũng hiểu được, thấy được, nhiều khi phải mang tiếng là người khó tính, là "thằng mặt nặng".

- Thế nhưng, làm nghề kế toán mà cứ "lẩm bẩm suốt ngày" là nguy rồi?

- Không, không phải vậy! - có lần tôi hỏi và ông trò chuyện - Ở đây là thơ, chứ không phải là thực, bởi giữa thơ và đời thực đôi khi rất gần nhưng đôi lúc cũng là một khoảng cách. Bởi văn học (trong đó có thơ ca) không chỉ phản ánh hiện thực mà còn vươn lên trên hiện thực, nhìn xuống hiện thực thuật lại những gì có thật là chưa đủ, mà phải thuật lại những gì sẽ có, phải có.

Thôi, hãy nghe thơ ông giãi bày tiếp: “Chủ nhật tóc em bay/Để quyết toán anh ngồi xanh mặt/Râu mọc dài trong tay/Mực đậm thế mà chuỗi số cứ mịt mờ, héo hắt/Vốn liếng ra đi quên cả lối về (Bài Bút ký thơ của một Kế toán trưởng).

Đúng là làm nghề kế toán mà "Vốn liếng ra đi quên cả lối về" thì "lẩm bẩm suốt ngày" là có thể, là có thật, thậm chí "râu mọc dài trên tay" nhất là vào những tháng cuối năm, những ngày quyết toán. Hãy nghe tiếp thơ anh: "Anh mê mải cân bằng nợ có/Ngày tháng đỡ hụt hẫng vòng vo/Những chuỗi số khô khan/Sao đọc lên lại trào nước mắt".

Không trào nước mắt làm sao được, bởi "Tháng chạp rỗng đầu/ Ngày xơ cuống rạ/ Ra giêng mở lá/ Đất phà mạ non/ Đỏ hòn năm tháng/Thiếu thừa buồn vui/ Phong trần xả bụi/Thênh thang nắng trời/Thầm thương lá rụng/ Cây còn lo toan/ Thời gian quyết toán/Ngàn xanh bạc đầu (Bài Quyết toán).

Trước khi gắn bó với nghề kế toán, Hoàng Trần Cương là người lính khi đang học năm thứ 4 (1970) Học viện Tài chính lên đường nhập ngũ; trở thành lính pháo cao xạ Đoàn Tam Giang, Sư đoàn Phòng không 367 và 375, trực tiếp chiến đấu tại chiến trường A, Nam Lào, Quảng Trị… Cho nên với những kiến thức có được sau những năm học về kế toán, tài chính và có cuộc sống ra sống của một người lính những vần thơ của anh cũng có cách nhìn khác lạ, vượt qua mọi parie sáo mòn, truyền thống khi nghĩ về đồng đội, viết về đồng đội, về cuộc chiến mà anh luôn ở tuyến đầu.

"Mẹ ơi/Lẽ ra con cũng như bao đồng đội/Khi đất nước mình trận mạc/Những ngày sống bấy giờ/Dẫu còn phần lấm láp/Nhưng với con/Kể như là lãi…Và, "Mẹ ơi/Tư bản của mỗi người chính là vận may của họ/Tư bản của riêng con là cuộc sống mẹ cho/Những đồng vốn bằng xương cha da mẹ/Nương náu trong tim/ Thắm đỏ nghĩa tình/Con mang lưng vốn hết tuổi khóc nhè đầu tư vào đời lính/Đối mặt cùng tháng năm…".

Đó là những ngày tháng khắc nghiệt, khắc nghiệt nhất của anh, của người lính trẻ, của nhà thơ, giữa cái sống và cái chết. Thơ anh kể như thế: “Một phương án sai là cháy vốn/Một giải pháp nhầm là bợt mặt trắng tay”. “Con vẫn mang cuộc đời con chút vốn liếng cuối cùng của mẹ lên chặn họng súng quân thù/Cùng đồng đội gom từng phần lợi nhuận /Để gộp vào hôm nay".

Hôm nay, cuộc chiến đã lùi về dĩ vãng, khi đã đi trọn một cuộc đời, của tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng những vần thơ của anh vẫn chắc khoẻ, tươi mới, sắc lẹm khiến người đọc cứ thổn thức khi đọc thơ anh, khi nhớ về anh. Đây là lý do vì sao, thơ Hoàng Trần Cương đoạt giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam 1990), giải Ba - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bộ Quốc phòng, giải B không có giải A - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000, giải thưởng Cúp Bông lúa vàng (2010) của Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Hội Nhà văn Việt Nam. Đặc biệt 2 tập thơ “Trầm tích” và “Long mạch” - hai trường ca đã mang về cho anh những giải thưởng cùng sự mến mộ của nhiều bạn đọc.

Anh Hoàng Trần Cương ạ, nhà bác học Lê Quí Đôn có viết: “Vị nhân tồn thi, vị thi tồn nhân”. Đại ý: Vì người mà thơ còn, vì thơ mà người còn. Với những bài thơ, câu thơ hay mà anh để lại cho đời hôm nay, anh sẽ còn mãi, sống mãi trong tâm thức bao người yêu thơ trong cuộc sống hối hả hiện tại và tương lai dẫu anh đã đi xa. Xa mãi.

Vĩnh biệt anh. Anh nhé./.

Hồ Phú Hội

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
  • Cư dân Happy One Central hào hứng chào đón cụm tiện ích giải trí mới
  • Giao thông công cộng và bất động sản: Xu thế TOD đang lên ngôi
  • TX.Tân Uyên: Tổ tuần tra 171 phát hiện, bắt giữ nhóm trộm cắp
  • Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
  • Người nước ngoài chính thức được sở hữu nhà tại Vinhomes Ocean Park 2, 3
  • Bình Định gia hạn thời gian hoàn thành dự án khách sạn, căn hộ nghìn tỷ
  • Công an TP.Thủ Dầu Một: Theo dấu “xe gian”, phá băng trộm chuyên nghiệp
推荐内容
  • Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
  • Nam Sài Gòn
  • Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồng
  • Nâng cao ý thức cảnh giác trước những thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội
  • Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
  • Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ