【porto đấu với famalicão】Cơ hội chuyển biến về chất cho chứng khoán Việt
Nếu làm được cả 3 vấn đề này cùng một lúc, thì tính cộng hưởng sẽ rất lớn tạo thành một “cú hích” thật sự, đưa TTCK Việt Nam lên một tầm cao mới. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết như vậy, khi trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN về những định hướng cho TTCK trong chặng đường mới.
PV: Được biết, Bộ Tài chính và UBCKNN đang triển khai xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi). Đâu là “tinh thần mới” của dự luật này để bảo đảm cho thị trường phát triển lên một tầm cao mới, thưa ông?
- Ông Trần Văn Dũng:Luật Chứng khoán năm 2006 đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng khoán và TTCK, tạo cơ sở để thị trường phát triển nhanh, mạnh trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm phát triển, tình hình kinh tế xã hội và TTCK Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Mặt khác, có nhiều luật mới liên quan đã được sửa đổi, bổ sung như Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014. Trong bối cảnh đó, phạm vi điều chỉnh và một số quy định trong Luật Chứng khoán cần được điều chỉnh tương ứng. Do vậy, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) dựa trên tinh thần đổi mới, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong huy động vốn; tạo điều kiện cho thị trường phát triển; hoàn thiện về cấu trúc và phát huy thực sự vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Theo đó, luật sửa đổi sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các thị trường mới, sản phẩm mới đang hình thành và phát triển, như thị trường về các sản phẩm phái sinh dựa trên cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa... Cùng với đó, luật mới sẽ chuẩn hóa điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành/chào bán chứng khoán phù hợp cho từng loại chứng khoán; nhằm tạo điều kiện cho công ty đại chúng (CTĐC) huy động vốn qua nhiều hình thức; đồng thời bảo đảm đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán được giao dịch trên TTCK.
|
Luật Chứng khoán sửa đổi cũng hệ thống lại mô hình tổ chức hoạt động và quản lý của Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) trên cơ sở hình thành các khu vực TTCK cơ sở (bao gồm thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu) và TTCKPS.
Bên cạnh đó, luật mới sẽ chuẩn hóa lại các quy định về quản trị doanh nghiệp áp dụng cho CTĐC, công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ và các quy định công bố thông tin (CBTT) trên TTCK Việt Nam nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp và TTCK nói chung hoạt động được minh bạch, bền vững.
Ngoài ra, các quy định mới dự kiến sẽ bổ sung và hệ thống lại chức năng và thẩm quyền của cơ quan quản lý là Bộ Tài chính, UBCKNN và các cơ quan liên quan trong việc quản lý, giám sát, thanh tra, điều tra và cưỡng chế thực thi trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Với những sửa đổi quan trọng và toàn diện nêu trên, chúng tôi tin tưởng rằng Luật Chứng khoán (sửa đổi) lần này sẽ giúp hoàn thiện một bước cơ bản về thể chế, ổn định môi trường pháp lý thúc đẩy sự phát triển của TTCK.
PV: Bên cạnh việc tạo ra bước tiến về thể chế chính sách, câu chuyện về nâng hạng thị trường đang thu hút sự quan tâm đặc biệt lớn. Song ở một góc độ nào đó, kết quả, tiến độ vẫn chưa như kỳ vọng. Ông có chia sẻ gì về điều này, nhất là vấn đề phối hợp triển khai, bởi đây còn là câu chuyện chung của cả nền kinh tế Việt Nam?
- Ông Trần Văn Dũng:Hiện nay, nhiều nhà đầu tư (NĐT) quốc tế đang sử dụng kết quả xếp hạng của tổ chức MSCI để đánh giá và quyết định đầu tư vào một thị trường cụ thể. Trong vài năm gần đây, chúng ta đã rất hy vọng MSCI xem xét nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên mới nổi. Nếu có được kết quả này, các NĐT quốc tế sẽ đổ tiền vào nhiều hơn.
Theo tôi, cái gốc để nâng hạng và nâng hạng một cách bền vững nằm ở 3 điểm lớn: Tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế; các giải pháp của Nhà nước để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững; và độ mở của quy định pháp lý để chia sẻ cơ hội đầu tư cho các NĐT, nhất là các NĐT quốc tế. Do vậy, để TTCK Việt Nam được nâng hạng, cần sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính.
Năm nay, mặc dù chưa được vào danh sách tiềm năng nhưng Việt Nam đang có những chuyển biến rất tích cực: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 đã lần đầu tiên xác định kinh tế tư nhân là trụ cột phát triển kinh tế quốc gia. Chính phủ quyết tâm giữ mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho năm nay và 6,5 - 7% cho giai đoạn 2017 - 2020. Các bộ, ngành đang chung sức cùng Chính phủ kiến tạo để cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với đó, TTCK trong 7 tháng đầu năm nay đã tiếp tục đà tăng trưởng vững chắc về quy mô và chất lượng và có những điểm đột phá mới như chuyển thanh toán tiền giao dịch trái phiếu từ ngân hàng thương mại về NHNN, mở TTCKPS. Với những diễn biến như vậy, tôi nghĩ Việt Nam sẽ nhanh chóng hội đủ các điều kiện để MSCI đưa vào danh sách tiềm năng để xem xét nâng hạng.
PV: Song hành với mục tiêu phát triển về quy mô thị trường, “chất lượng” là một yêu cầu rất quan trọng cho TTCK Việt Nam chặng đường mới. Theo ông, TTCK Việt Nam đang cần những gì để có thể tạo ra “cú hích” về chất, từ đó tăng niềm tin cho NĐT trong và ngoài nước?
- Ông Trần Văn Dũng:TTCK, cũng như nền kinh tế nói chung đang cần và đang có cơ hội để tạo ra các “cú hích” về chất lượng phát triển, điển hình là: Cổ phần hóa DNNN; quản trị; minh bạch và công bố thông tin.
Đầu tiên là “cú hích” thứ 2 về cổ phần hóa DNNN. Chính phủ mới ban hành danh mục DNNN sẽ cổ phần hóa đến năm 2020, nhưng quan trọng hơn là có định hướng mở cửa cho việc chào bán với một tỷ lệ cao hơn vào thị trường. Theo tôi, nếu định hướng này kết hợp được vấn đề chào bán theo phương thức dựng sổ (book-building) sẽ rất hấp dẫn đối với NĐT, nhất là các NĐT có tổ chức nước ngoài. Đây sẽ là “cú hích” đạt được cả hai mục tiêu về “lượng” và “chất”.
“Cú hích” thứ hai là về quản trị công ty. Hiện nay, các cơ quan hữu quan và thành viên thị trường đang tổ chức đưa các nội dung Nghị định 71/2017/NĐ-CP vừa mới ban hành. Các quy định mới hướng đến 3 mục đích: Các CTĐC tuân thủ nghiêm túc các quy định trong nghị định; CTĐC xây dựng và áp dụng các chuẩn mực quản trị công ty tốt, coi quản trị công ty là văn hóa, là chuẩn mực để nâng cao chất lượng điều hành và phát triển doanh nghiệp theo hướng minh bạch, bền vững; xây dựng được một viện quản trị công ty để chuyên nghiệp hóa công tác đào tạo, tuyên truyền về quản trị công ty tới doanh nghiệp, NĐT và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp để tham gia vào hội đồng quản trị của các CTĐC.
“Cú hích” thứ 3 là về minh bạch và công bố thông tin. Tôi cho rằng, cần phải áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Chỉ cần IFRS áp dụng cho các CTCK, công ty quản lý quỹ và doanh nghiệp niêm yết trong top 30 hoặc 50, thì lòng tin của các NĐT, nhất là các NĐT quốc tế vào tính minh bạch và chuẩn mực CBTT của Việt Nam sẽ được nâng lên rất nhiều.Còn nếu chúng ta làm được cả 3 vấn đề nêu trên cùng một lúc thì tính cộng hưởng sẽ rất lớn tạo thành một “cú hích” thật sự đưa TTCK Việt Nam lên một tầm cao mới về chất lượng.
PV: Trên cương vị mới là Chủ tịch UBCKNN, xin ông cho biết đâu là những giải pháp căn cơ mà ông và Ủy ban sẽ ưu tiên triển khai trong thời gian tới để TTCK Việt Nam phát triển đồng bộ trên cả mảng thị trường: Cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh?
Ông Trần Văn Dũng:Có rất nhiều việc cần phải thực hiện ngay trong năm nay và năm 2018 để đảm bảo phát triển thị trường đồng bộ. Theo đó, trước mắt, chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo và phối hợp cùng Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), VSD và các thành viên thị trường đưa sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) vào thực tế từ tháng 11/2017. Đây sẽ là sản phẩm quan trọng góp phần gia tăng thanh khoản của thị trường và thêm cơ hội lựa chọn cho NĐT.
Đối với TTCK phái sinh mới ra đời cần được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Sau một vài tháng chúng tôi sẽ cùng HNX và VSD tổng kết tình hình giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 để báo cáo Bộ Tài chính xem xét thời điểm cho đưa vào giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số HNX30 và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Như chúng ta đã thấy, mặc dù mới có một sản phẩm giao dịch nhưng TTCK phái sinh đã khá sôi động. Quan điểm của chúng tôi là cần phát triển TTCK phái sinh một cách thận trọng, chắc chắn để bảo đảm sự ổn định và bền vững chung của TTCK.
Đối với thị trường trái phiếu, đây là thời điểm cần tập trung phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Sự phát triển về quy mô, thanh khoản, có đường cong lãi suất chuẩn chính là điều kiện thuận lợi cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và chúng ta cần tận dụng cơ hội.
Về các giải pháp trung hạn, UBCKNN sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai đề án tái cấu trúc TTCK giai đoạn 2017 - 2020, trong đó có vận dụng hợp nhất 2 SGDCK thành Sở GDCK Việt Nam để chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, dự kiến Luật Chứng khoán sửa đổi với nội dung mới như đã nêu ở trên sẽ tạo điều kiện nền tảng và cơ sở phương hướng đồng bộ cho TTCK phát triển trong những năm sắp tới.
PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Người dùng dành 4
- ·MobiFone vào Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2022
- ·Thời đại vi chip sắp kết thúc, hãy chuẩn bị chào đón kỷ nguyên của siêu chip
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Bảo vệ ‘tài sản số’
- ·Tin tặc kiếm được hơn 500.000 USD nhờ bán mã độc viết từ năm 15 tuổi
- · Đông Á Hotel Group: Nâng room khối ngoại lên 100% để đón đối tác chiến lược
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Ấn Độ muốn cấm smartphone Trung Quốc dưới 3,5 triệu đồng
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Các clip ẩm thực hổ lốn, phản cảm nhưng vẫn viral trên TikTok
- ·5 mẹo giúp bạn dùng điện thoại ít hơn
- ·Đâu là những vị trí được trả lương cao trong lĩnh vực CNTT?
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Steve Jobs từng muốn đặt tên khác cho Safari
- ·Dù ảnh hưởng của dịch bệnh, Tổng Công ty 319 vẫn đạt doanh thu 1.640 tỷ đồng
- ·Cách tăng cỡ chữ trên iPhone
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Airbnb “phía trước có là bầu trời”?