【ket qua da banh】Tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất mới
U Minh là huyện nghèo nhất của tỉnh Cà Mau (tỷ lệ hộ nghèo qua rà soát theo chuẩn tiếp cận đa chiều chiếm 21,69%). Huyện vừa ban hành kế hoạch giảm nghèo năm 2016 với sự quyết tâm chính trị cao, hướng đến giảm nghèo bền vững và từng bước hoàn thiện các tiêu chí về nâng cao thu nhập cho người dân, hướng đến xây dựng nông thôn mới.
U Minh là huyện nghèo nhất của tỉnh Cà Mau (tỷ lệ hộ nghèo qua rà soát theo chuẩn tiếp cận đa chiều chiếm 21,69%). Huyện vừa ban hành kế hoạch giảm nghèo năm 2016 với sự quyết tâm chính trị cao, hướng đến giảm nghèo bền vững và từng bước hoàn thiện các tiêu chí về nâng cao thu nhập cho người dân, hướng đến xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba trần tình:
Tỷ lệ hộ nghèo cao là một điều trăn trở rất lớn đối với Ðảng bộ huyện U Minh cũng như đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới và những xã đang xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở 2 chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới), quyết tâm chính trị của địa phương là tập trung phổ biến và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn toàn huyện.
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo nhân rộng mô hình sản xuất của huyện U Minh được tổ chức tại xã Nguyễn Phích. Ảnh: N.HUỆ |
- Thưa ông, tỷ lệ hộ nghèo tăng cao, địa phương làm gì để định hướng người dân thoát nghèo bền vững?
Ông Dư Bé Ba:Ðể thực hiện đạt được mục tiêu kinh tế của huyện phát triển bền vững, huyện định hướng những mô hình cụ thể như sau:
Ðối với vùng quy hoạch ngọt hoá, huyện chỉ đạo các ngành, các cấp tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân thâm canh tăng vụ trên lúa cao sản; mô hình cánh đồng lớn trên lúa cao sản; mô hình đa cây, đa con trên cùng một diện tích; mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá đồng; mô hình trồng rau, màu an toàn; mô hình nuôi lươn trong can nhựa; mô hình bán thâm canh cá sặt rằn; mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng…
Ðối với vùng được chuyển đổi sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện cánh đồng lớn lúa - tôm; mô hình lúa - tôm; mô hình lúa - tôm càng xanh; mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; mô hình nuôi tôm kết hợp với cua, cá kèo… Ngoài ra, còn thực hiện mô hình nuôi gà nòi lai.
Ðối với khu vực trong lâm phần, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh; mô hình rừng - cá; mô hình trồng cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái.
Huyện đã tranh thủ bằng nhiều nguồn vốn: từ các nguồn vốn khoa học công nghệ, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135. Qua đó, huyện còn tập trung chỉ đạo mở nhiều lớp tập huấn cho nông dân để áp dụng biện pháp khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng giá trị sản phẩm và năng suất cho người dân. Tổ chức hội thảo mô hình đa cây, đa con để nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất và nhân rộng những mô hình làm ăn hiệu quả; thực hiện sản xuất đa canh trong khu vực lâm phần để góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đất đai, tăng thu nhập kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời thúc đẩy kinh tế phát triển.
Ðặc biệt, huyện đã ký kết hợp tác với Trường Ðại học Cần Thơ về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện U Minh qua Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Các mô hình sản xuất cũng dần hình thành từng nơi, từng lúc trên địa bàn các xã. Tuy nhiên, khu vực rừng tràm, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, hạ tầng nông thôn còn kém phát triển. Vậy huyện sẽ có kế hoạch ưu tiên phát triển như thế nào đối với khu vực này vào năm 2016 và cũng như kế hoạch giảm nghèo những năm tiếp theo?
Ông Dư Bé Ba:Hiện nay phần lớn các hộ dân cư sinh sống trong khu vực lâm phần rừng tràm đời sống còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) hiệu quả chưa cao, trồng cây ăn trái và các loại cây công nghiệp khác chưa phát triển nhiều, giá cả vật tư nông nghiệp luôn biến động theo chiều hướng ngày càng tăng cao trong khi giá cả hàng hoá sản xuất ra của người dân không ổn định. Từ đó hiệu quả kinh tế không cao, thu nhập của người dân còn rất thấp.
Nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn cho người dân trong khu vực lâm phần, UBND huyện U Minh chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với các ngành chức năng cấp huyện và UBND xã Khánh Lâm, Nguyễn Phích tiến hành họp dân, tham khảo ý kiến về việc phát triển sản xuất trong năm 2016 và những năm tiếp theo để tạo điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống Nhân dân trong khu vực tuyến Kinh 29 thuộc xã Khánh Lâm, Nguyễn Phích. Cụ thể, tổng số hộ dân trong khu vực đề nghị chuyển đổi sản xuất là 351 hộ với 870,6 ha hiện đã được UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT tham mưu, đề xuất, trình UBND tỉnh tổ chức thực hiện.
Tháng 9, huyện U Minh hội thảo nhân rộng mô hình sản xuất đa cây, đa con hiệu quả tại Ấp 15, xã Nguyễn Phích.
Từ năm 2015 đến nay, có hơn 30 mô hình sản xuất đa cây, đa con trên địa bàn huyện U Minh mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân mỗi hộ thu nhập từ 100 triệu đến 140 triệu đồng. Tại hội thảo, ngoài trao đổi, rút kinh nghiệm trong sản xuất, bà con nông dân còn đề xuất với ngành chức năng lựa chọn những mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng lâm phần rừng tràm, nhằm góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Giai đoạn 2016-2020, U Minh phấn đấu mỗi năm giảm khoảng 4% hộ nghèo, để đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 2.300 USD, trở thành một trong những huyện nông thôn mới của tỉnh Cà Mau.
Nhằm hiện thực hoá các mục tiêu dài hơi nêu trên, cấp uỷ, chính quyền huyện U Minh tập trung hoàn thành sớm việc cấp sổ đỏ cho cư dân nhận đất, nhận rừng; hoàn thiện hơn nữa hạ tầng nông thôn, nhất là đường bộ và hệ thống thuỷ lợi; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho nhà nông; khuyến khích hộ dân trồng rừng thâm canh, áp dụng các loại giống cây rừng lai tạo mới phù hợp đồng đất nhiễm phèn nhưng kháng dịch bệnh gây hại; đẩy nhanh việc thành lập, liên kết các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng rừng, trồng cây ăn trái… nhằm nâng cao chuỗi giá trị trên cùng đơn vị diện tích.
Lãnh đạo huyện tiếp tục làm đầu mối trung gian, tạo mọi điều kiện về pháp lý để gắn kết, giúp người dân vay vốn từ ngân hàng để trồng rừng. Ngoài ra, huyện đang xúc tiến kêu gọi đầu tư để xây dựng thêm nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu, tạo đầu ra, giá cả ổn định, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống các hộ trồng rừng, giữ rừng tại địa phương.
- Xin cảm ơn ông!./.
Huệ Như thực hiện
(责任编辑:La liga)
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·NA discusses amendment to Land Law
- ·61 Vietnamese citizens identified in Myanmar's bust of scam casinos: Foreign ministry
- ·Việt Nam, Mongolia pledge to strengthen legislative cooperation
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·NA discusses solutions to expedite the disbursement of public investment funds
- ·NA discusses socio
- ·EU, Việt Nam step up security, climate cooperation
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·NA deputies grill officials over delayed Long Thành Airport project
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Foreign Minister looks back on 50 years of Việt Nam
- ·NA discusses amendment to Land Law
- ·PM: Việt Nam considers WB significant development partner
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Vietnamese citizens in Israel advised to prepare for evacuation amid conflict: Foreign ministry
- ·NA discusses socio
- ·PM hosts UN Resident Coordinator in Việt Nam
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Forum bolsters OECD