【lịch thi đấu campuchia】Để thương mại điện tử phát triển
(CMO) Cà Mau có nhiều đặc sản, sản phẩm, dịch vụ tốt để quảng bá đến khách hàng trong và ngoài nước qua các sàn điện tử. Tuy nhiên, nguồn nhân lực để phục vụ thương mại điện tử tại các cơ sở sản xuất còn hạn chế, trong khi các sản phẩm này cần được quảng bá, giới thiệu rộng rãi, người dân chưa nhận thấy được tiện ích và giá trị của các sàn thương mại điện tử.
Tuyên truyền thay đổi thói quen tiêu dùng
Cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp, số lượng thuê bao di động phát triển nhanh là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại điện tử trên di động. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các doanh nghiệp thương mại trong tỉnh hầu hết đều đưa vào sử dụng, hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các máy POS.
Kết cấu hạ tầng để phục vụ người tiêu dùng thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được triển khai khá nhiều nhưng người tiêu dùng còn e ngại, chưa yên tâm (về an toàn thông tin cá nhân). "Hoạt động thương mại điện tử của tỉnh khá sôi động nhưng chủ yếu là các hoạt động của cá nhân thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo..., trong khi chưa có cơ sở thống kê cũng như sự quản lý của cơ quan Nhà nước về vấn đề này", Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương Cà Mau Nguyễn Việt Trung cho biết.
Ông Nguyễn Việt Trung cho biết thêm, thời gian qua, Sở Công thương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử cho 25 doanh nghiệp, cơ sở. Qua đó, các website thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết, góp phần tạo thêm phương thức quảng bá, giới thiệu mua bán sản phẩm tiện lợi. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng website cố gắng duy trì website hoạt động tốt, có một số website được hỗ trợ hoạt động chưa hiệu quả. Nguyên nhân là các doanh nghiệp được hỗ trợ chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, chưa có người phụ trách để cập nhật thông tin, thực hiện các giao dịch mua bán, duy trì chất lượng hoạt động.
Hàng năm, Sở Công thương tổ chức nhiều hội nghị kết nối giao thương với các tỉnh, thành trong cả nước nhằm giúp hàng hoá của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh được tiêu thụ mạnh, mở rộng thị trường. |
Qua đối chiếu các văn bản quản lý Nhà nước của Trung ương và tỉnh, cũng như qua nghiên cứu báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam các năm qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 đạt khá nhiều kết quả, song cũng còn những hạn chế. Do trong tỉnh đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thói quen của người tiêu dùng còn nặng về mua bán truyền thống nên việc ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh còn khá hạn chế.
Cần nhiều hỗ trợ
Đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử thời hội nhập, Viettel có hạ tầng công nghệ thông tin lớn, hạ tầng logistis đã triển khai đến tận ấp, xã, tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, an ninh mạng và tài chính mạng. Giám đốc Chi nhánh Viettel Cà Mau Huỳnh Trung Kiên chia sẻ: "Để đẩy mạnh các chỉ số thương mại điện tử của Cà Mau, Viettel Cà Mau sẵn sàng hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp tỉnh nhà trong công tác gia nhập thương mại điện tử. Viettel phục vụ người dân Cà Mau đưa các sản phẩm, đặc sản của Cà Mau quảng cáo đến người dùng qua trang điện tử voso.vn. Quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp đến 70 triệu khách hàng của Viettel qua Viettel ++, giúp bà con thanh toán nhanh chóng qua Ngân hàng Viettelpay mà không tốn khoản chi phí nào".
Để thương mại điện tử trong tỉnh phát triển, Viettel Cà Mau mong muốn tỉnh xây dựng sân chơi chung thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử, hỗ trợ xúc tiến, đảm bảo cam kết của doanh nghiệp đến người dùng, các giải pháp thanh toán hoặc thu hộ, chính sách an toàn thông tin, đào tạo nhân lực và hỗ trợ nhân lực phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ đào tạo cho tỉnh, xây dựng sàn điện tử thương hiệu riêng cho tỉnh. "Với mục tiêu các doanh nghiệp trong tỉnh chung tay đẩy mạnh bán hàng qua mạng, phát triển đối tác, kích thích thói quen tiêu dùng đến khách hàng, mong rằng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp hỗ trợ các lớp đào tạo bồi dưỡng các nội dung liên quan về thương mại điện tử cho tỉnh Cà Mau. Đồng thời, hỗ trợ tổ chức kết nối để quảng bá và xuất khẩu hàng hoá qua thương mại điện tử", ông Nguyễn Việt Trung kiến nghị.
Tỉnh Cà Mau những năm qua chưa được đánh giá xếp hạng chỉ số thương mại điện tử quốc gia (EBI), nguyên nhân do địa bàn xa các trung tâm kinh tế lớn, chưa được khảo sát cụ thể. Do đó, đề xuất Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam quan tâm đưa Cà Mau vào diện khảo sát đánh giá chỉ số thương mại điện tử hàng năm là để địa phương có kế hoạch sát hợp hơn./.
Hồng Phượng
(责任编辑:La liga)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Ngành Nông nghiệp đẩy mạnh số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản
- ·Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu: Nắm lấy cơ hội chuyển đổi số nhờ 5G
- ·MerryLand Quy Nhơn: Điểm đến của các sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·Công bố 12 đội vào chung kết cuộc thi ứng dụng dữ liệu mở OSM Hackfest 2023
- ·Công nghệ thay đổi, cần khung khổ pháp lý phù hợp hơn cho giao dịch điện tử
- ·Xây 8 trạm BTS mới phủ sóng “vùng lõm” cao tốc Cam Lộ
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Piaggio Việt Nam: 4 năm liên tiếp là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Trung tâm Y tế Gia Viễn đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý và khám chữa bệnh
- ·Vedan Việt Nam duy trì chương trình "Hiến máu nhân đạo" hàng năm
- ·Học sinh Phú Thọ giành ngôi Vô địch kỳ thi lập trình VNOI CUP 2023
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Sơn La tích cực giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nền tảng số
- ·Apple lập kỷ lục vốn hoá mới, công ty Trung Quốc tuyên bố vượt ChatGPT
- ·Cơ hội cho người lao động, công nhân thất nghiệp chuyển sang nghề lập trình
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Sách tinh gọn có thể thúc đẩy văn hóa đọc