【villarreal vs almeria】Khoe điểm thi vào 10 của con: Đừng bắt trẻ “gồng gánh” áp lực!
Trong tối hôm qua (14/6),điểmthivàocủaconĐừngbắttrẻgồnggánháplựvillarreal vs almeria ngay sau khi Hà Nội công bố điểm thi vào 10 công lập, face và mạng xã hội tràn ngập những điểm số của học sinh thi vào 10 được cha mẹ post lên. Và dặt chỉ thấy những con điểm đẹp, những câu hỏi kiểu “cho có”: “Với điểm này, con mình có vào được trường A, trường B không?”, “Con mình chán quá, Sử chỉ được 8”… bởi họ biết rõ rằng, với những điểm số như vậy, con sẽ vào được những ngôi trường mong muốn.
Thực ra khoe điểm không phải là xấu, đó chỉ là biểu hiện của sự vui mừng, phấn khích khi đạt được điều mình mong muốn. Con được điểm cao, tự hào quá đi chứ. Nhưng nếu tĩnh tâm nghĩ kỹ, việc khoe điểm chỉ làm cho cha mẹ thoả mãn sự vui mừng lúc bấy giờ khi được nhiều người vào tung hô, khen ngợi nhưng đôi khi lại ảnh hưởng không tốt đến con trẻ.
(ảnh minh hoạ- internet)
Cô bạn tôi có con học khá giỏi và cháu bé khá khiêm tốn. Nhưng một lần lướt face, cháu thấy mẹ khoe điểm của con tung toé với nhiều lời ca ngợi, tán dương làm cháu cảm thấy “xấu hổ”. Từ đó cháu bỏ luôn kết bạn “face” với mẹ và làm gì cũng e ngại, đề phòng vì sợ mẹ lại khoe trên mạng.
Đó là trường hợp con của bạn tôi là một đứa trẻ khiêm tốn, còn với nhiều trẻ khác, khi thấy mẹ khoe điểm số trên face, lại kèm theo nhiều lời tán dương, ca ngợi của mọi người, sẽ làm cho trẻ có tâm lý tự mãn, nghĩ rằng những điểm số đó là quá tốt rồi, không cần phải phấn đấu nữa.
Điểm số là một tiêu chí khá quan trọng để đo đếm sức học của mỗi học sinh nếu chúng ta đánh giá, sử dụng đúng “thước đo” này. Nhưng trong môi trường giáo dục như hiện nay, thước đo là điểm số đôi khi không còn là thước chuẩn, bởi người ta sử dụng quá dễ dãi.
Thật khó có thể tin nổi, khi hàng ngàn hồ sơ xin thi tuyển vào các trường chuyên cấp 2 ở Hà Nội mà toàn có điểm 10, không có nổi một điểm 9 trong 5 năm học Tiểu học.
Không thể nào một đứa trẻ, đang từ mẫu giáo ở tuổi ăn, tuổi chơi mà khi vào lớp 1 đã biến ngay thành “siêu nhân” với những điểm 10 đẹp đẽ. Nhìn những điểm 10 này, tôi lại nhớ lại cái cảnh mà cô giáo lớp 1 của con tôi kể, trong học kỳ I khi mới nhận lớp, có một cháu xin ra ngoài đi vệ sinh, thì hai cháu, ba cháu rồi một loạt cháu khác cứ hồn nhiên chạy ra theo bạn, cô giáo không thể nào cản nổi, thế là lớp “vỡ trận”.
Hay trong giờ tiếng Việt, cô giáo nói các con đặt câu có vần “ay” thì có nhiều cháu đã đặt là “Bố em bị chết cháy”, vì câu đó dễ đặt, dễ tưởng tượng đối với các bé mới từ mẫu giáo lên. Hoặc khi học từ “cần cù” nhiều cháu đã thực hiện động tác là cù vào nách bạn…
Còn có những chuyện đáng yêu và buồn cười đến như thế với các bé mới từ mẫu giáo lên lớp 1, khi uốn nắn kỷ luật còn chưa xong, nói gì đến chuyện học thành “siêu nhân”. Thế mà cuối năm học, các cháu đều là “siêu nhân” cả.
Những điểm 10 đó vì sao lại dễ dàng đến như vậy? Bởi các con đang được học trong một môi trường trọng thành tích. Thành tích để bố mẹ có cái khoe với thiên hạ và được “nở mặt, nở mày”. Thành tích để nhà trường, thầy cô được bằng khen, giấy khen của cấp trên, để là cơ sở để được nâng lương, nâng “thương hiệu” của nhà trường, của thầy cô…
Vì thế những điểm điểm số cao ngất ngưởng không còn nguyên giá trị của nó. Khi mà cha mẹ cũng vì thành tích, quá coi trọng những con điểm này, khoe tung toé trên mạng đã vô tình làm cho con em mình thấy tự mãn, tự diệt ý chí phấn đấu và sáng tạo.
Còn với những đứa trẻ có ý thức thực sự, việc chúng biết được cha mẹ quá coi trọng điểm số sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với chúng. Con trẻ sẽ nảy sinh tâm lý học vì bố mẹ, học cho bố mẹ mà không tìm thấy niềm vui trong học tập và học cho chính bản thân mình.
Trong chặng đường học tập và trong cuộc đời mỗi con người, không phải lúc nào điểm số cũng đẹp, mọi việc cũng suôn sẻ, nếu một đứa trẻ quá áp lực với những thành tích cao thì chúng sẽ thấy rất mệt mỏi, thậm chí nảy sinh tư tưởng tiêu cực khi không đạt được mong muốn. Vì thế, cha mẹ đừng vì chút hãnh diện của bản thân mà quên đi áp lực quá lớn con trẻ đang phải gồng gánh trên vai.
Và một điều cũng khá tế nhị, đó là sự thông cảm, chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống. Khi mình quá vui với niềm vui của mình mà không để ý đến nỗi buồn của người khác, thì niềm vui đó cũng không thể nào trọn vẹn.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, Hà Nội năm nay có khoảng hơn 100.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Số học sinh có cơ hội vào các trường THPT công lập chiếm khoảng 66%. Theo đó, hơn 34.000 em còn lại phải học tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc học nghề.
Như vậy, niềm vui của 66.000 gia đình này đồng nghĩa với nỗi buồn của 34.000 gia đình khác.
Vì thế, nếu có khoe điểm của con, cha mẹ cũng nên tế nhị để không làm buồn hơn nỗi buồn của người khác.
Quan trọng hơn, cũng là để bảo vệ cho chính những đứa con giỏi giang, thông minh của mình./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·50 người già neo đơn, trẻ mồ côi được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí
- ·Tuổi trẻ Hớn Quản chung tay làm đường nông thôn mới
- ·Bão số 6 di chuyển chậm, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Xử lý nghiêm trường hợp giới thiệu và chuyển người bệnh trái quy định
- ·Nắng nóng rủ nhau xuống đập tắm, 3 nữ sinh chết đuối thương tâm
- ·Sẽ áp dụng phí dịch vụ môi trường theo nguyên tắc thị trường
- ·Tây Ninh Smart
- ·Nữ cán bộ mặt trận vì người nghèo
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Đổi thay ở ấp biên giới Thạnh Phú
- ·Bình Phước bao giờ đăng ký xe qua mạng
- ·Tin vắn 13
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Bước đột phá trong điều trị lao kháng thuốc, tỷ lệ thành công 82%
- ·Tin vắn ngày 25
- ·100 cán bộ tham gia tập huấn nâng cao chất lượng xây dựng NTM
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Thành lập Hợp tác xã nông nghiệp