会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【m.bongdaso】10 sự kiện nổi bật của hệ thống Kho bạc Nhà nước năm 2022!

【m.bongdaso】10 sự kiện nổi bật của hệ thống Kho bạc Nhà nước năm 2022

时间:2025-01-25 10:23:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:138次

1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030

Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2030 với mục tiêu: xây dựng KBNN tinh gọn,ựkiệnnổibậtcủahệthốngKhobạcNhànướcnăm.bongdaso hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN), ngân quỹ nhà nước (NQNN); nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho NSNN; thực hiện tốt chức năng tổng kế toán nhà nước; kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với tăng cường ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại... sẽ là cơ sở, nền tảng tiếp tục xây dựng hệ thống KBNN phát triển hiện đại, bền vững.

2. Triển khai thành công mô hình thanh toán điện tử liên ngân hàng tập trung

Mô hình thanh toán này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả KBNN và đơn vị giao dịch: tự động hóa tối đa các bước xử lý trên ứng dụng, rút ngắn thời gian kiểm soát các món chi ngân sách, góp phần đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn NSNN, nâng cao năng suất cũng như chất lượng lao động của công chức hệ thống KBNN... Việc triển khai thành công mô hình thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng là cơ sở để ngành Tài chính nói chung, hệ thống KBNN nói riêng từng bước hội nhập với xu hướng phát triển thanh toán điện tử của các hệ thống ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trong hầu khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

3. Xây dựng và triển khai ứng dụng thành công trên phạm vi toàn quốc Chương trình kiểm soát chi đầu tư (Chương trình ĐTKB-GD)

Với Chương trình ĐTKB-GD, dữ liệu báo cáo giải ngân vốn đầu tư công phát sinh hàng ngày được tổng hợp từ KBNN huyện, KBNN tỉnh và được đồng bộ lên KBNN trung ương. Vì vậy, số liệu giải ngân vốn đầu tư công được khai thác một cách kịp thời, chủ động tại mọi thời điểm, là cơ sở quan trọng để đánh giá tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương một cách công khai, minh bạch, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính và các cấp chính quyền địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

10 sự kiện nổi bật của hệ thống Kho bạc Nhà nước năm 2022

4. Mở rộng phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại; thu phí, lệ phí, thu phạt qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Trong năm 2022, KBNN đã triển khai mở tài khoản chuyên thu NSNN và ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thu NSNN, thanh toán song phương điện tử với 5 NHTM, nâng tổng số ngân hàng thương mại (NHTM) mà KBNN mở tài khoản chuyên thu lên thành 20 NHTM, qua đó hiện đại hóa phương thức thu NSNN. Đồng thời, KBNN đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan đẩy mạnh thu phí, lệ phí và thu phạt trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp ngân sách, tập trung nhanh nguồn thu vào NSNN, góp phần cùng với ngành Thuế thực hiện thu NSNN vượt dự toán năm 2022 với tỷ lệ cao.

5. Hoàn thành công tác tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và Báo cáo Tài chính nhà nước năm 2020

Năm 2022, KBNN đã phối hợp chặt chẽ với các vụ, cục, tổng cục thuộc Bộ Tài chính để tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020 đúng thời hạn, báo cáo, giải trình kịp thời, chính xác, có đủ các cơ sở về số liệu thu, chi, bội chi NSNN năm 2020, thuyết minh, giải trình ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền và được Quốc hội đồng ý phê chuẩn đúng thời hạn với tỷ lệ cao (90,96%).

6. Duy trì cung cấp 100% thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 100% thuộc đối tượng tham gia

Việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đã giúp các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Số giao dịch qua DVCTT ngày càng tăng mạnh, nhờ đó đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của đơn vị cũng như đưa đồng vốn của ngân sách kịp thời vào triển khai các dự án đầu tư, sớm phát huy hiệu quả. Qua DVCTT, lãnh đạo KBNN các cấp có thể kiểm tra, giám sát được tình trạng xử lý các hồ sơ kiểm soát chi qua các báo cáo thống kê trên cổng dịch vụ công; từ đó, làm tăng tính trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

7. Triển khai thí điểm thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị sử dụng ngân sách

Với việc triển khai thí điểm thành công thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị SDNS, hàng tháng, các đơn vị SDNS không phải gửi yêu cầu thanh toán đối với các khoản chi điện và viễn thông, KBNN tự động thanh toán theo ủy quyền của đơn vị, do đó giảm thiểu chi phí và cải cách thủ tục hành chính. KBNN giảm thiểu thời gian xử lý, khối lượng công việc cho công chức kho bạc, tập trung kiểm soát các khoản chi có độ rủi ro cao nâng cao hiệu quả quản lý của KBNN; đồng thời giảm được phí thanh toán mà NSNN phải chi trả cho các ngân hàng. Đối với nhà cung cấp, quy trình này tiết kiệm chi phí và thời gian tổ chức thu tiền cho nhà cung cấp.

Nguồn: KBNN Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: KBNN. Đồ họa: Văn Chung

8. Quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn, hiệu quả

KBNN đã triển khai các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ nhà nước (NQNN) tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách trung ương vay, tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi NSNN chưa tập trung kịp nguồn thu; tạm ứng cho ngân sách địa phương để bù đắp thiếu hụt tạm thời; gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại và mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ, đảm bảo công tác quản lý NQNN an toàn, hiệu quả; đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa quản lý ngân quỹ, quản lý ngân sách và quản lý nợ.

9. Kho bạc Nhà nước tiếp tục đứng vị trí thứ 2 trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thuộc Bộ Tài chính về việc thực hiện tốt công tác cải cách hành chính

KBNN luôn xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần quan trọng vào hoạt động CCHC của ngành Tài chính. Theo đó, toàn hệ thống luôn đẩy mạnh CCHC theo quan điểm hành chính phục vụ và thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Công tác hiện đại hóa hành chính được KBNN triển khai quyết liệt và đồng bộ cả trong hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ.

10. Ban hành quyết định và triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2025

Việc triển khai Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM trong toàn hệ thống KBNN, qua đó hình thành thói quen TTKDTM của các đơn vị SDNS, người nộp NSNN, các tổ chức và cá nhân có giao dịch với KBNN trong hoạt động thu, chi NSNN. KBNN đang phấn đấu đến cuối năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt tại KBNN và giảm tới mức tối thiểu các giao dịch thu bằng tiền mặt tại KBNN.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
  • Hội nghị khoa học và tập huấn điều trị ung thư
  • Nơi cô dâu chú rể không được cười, giữ khuôn mặt đưa đám suốt lễ cưới 
  • Cúm A/H1N1 xuất hiện dồn dập ở TP.HCM
  • Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
  • Giá vàng thế giới và trong nước cùng lao dốc, vàng nhẫn 999.9 về dưới 72 triệu đồng/lượng
  • Cuộc bầu cử Tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ bước vào vòng hai
  • Tiêu hủy lô nước hoa, mỹ phẩm… gần 2 tỷ đồng
推荐内容
  • Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
  • Xem UAV tấn công Sirius của Nga lần đầu cất cánh
  • Giá vàng ngày 21/1: Vàng trong nước tăng nhẹ
  • Việt Nam tăng trưởng ổn định nhưng đối mặt lạm phát cao
  • Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
  • Giải cứu da xấu ngày tết