【bảng xếp hạng giải hạng 2 hàn quốc】Chủ tịch VCCI nói về "cơ hội lịch sử" của giới doanh nhân Việt
Chủ tịch VCCI nói về "cơ hội lịch sử" của giới doanh nhân Việt
(Dân trí) - Chia sẻ về mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 66, chủ tịch VCCI cho biết chưa bao giờ Việt Nam ta có cơ hội lớn để nâng lên, đuổi kịp các nước như bây giờ. Cơ hội này không chỉ dành cho doanh nhân.
Việt Nam cần có đội ngũ doanh nghiệplớn mạnh
Chính phủ mới đây ban hành Nghị quyết 66 nhằm thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Chương trình hành động của Chính phủ cũng đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Trong đó, ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD, 120 doanh nghiệp có doanh thu thuần đạt trên 1 tỷ USD.
Bên cạnh đó, mục tiêu được đặt ra là có ít nhất 10 doanh nhân vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã chia sẻ về nhiều điểm nhấn trong Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị.
Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu có 10 tỷ phú, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Ông đánh giá thế nào về mục tiêu này và chúng ta cần làm gì để cụ thể hóa mục tiêu?
- Tôi không kỳ vọng Nghị quyết 41 là "cây đũa thần" lập tức tạo đột phá cho môi trường kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng là doanh nghiệp phải tạo ra giá trị cho xã hội.
Việt Nam cần có đội ngũ doanh nghiệp lớn mạnh. Để nâng tầm vị thế doanh nhân Việt Nam, điểm mới mà Bộ Chính trị đặt ra trong Nghị quyết 41 là đào tạo đội ngũ doanh nhân Việt Nam.
Muốn doanh nghiệp mạnh, đội ngũ doanh nhân cần được đào tạo mạnh hơn nữa, điều này trước đây chưa thực hiện được.
Nghị quyết 41 yêu cầu phải xây dựng một chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia. Các ngành, các địa phương cũng phải có chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân. Như vậy chúng ta mới xây dựng được đội ngũ doanh nhân một cách bài bản.
Chưa bao giờ Việt Nam có cơ hội lớn như bây giờ
Ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng đâu đó vẫn còn tâm lý doanh nghiệp không muốn lớn? Đâu sẽ là những vấn đề sống còn của doanh nghiệp Việt Nam?
- Tôi cho rằng khát vọng phát triển, kinh doanhcủa người Việt rất lớn, vấn đề là kiến tạo môi trường ra sao. Trong đó, môi trường pháp lý cần bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, vẫn có tình trạng doanh nghiệp "sợ" lớn, không muốn lớn. Nguyên nhân có thể đến từ 2 góc độ là môi trường kinh doanh và đội ngũ doanh nhân.
Trong đó, môi trường kinh doanh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh là nước, doanh nghiệp là cá. Nước tốt, cá mới sống khỏe và lớn được; ngược lại, nước không tốt, thậm chí ô nhiễm thì cá bơi đi, còn nếu ở lại sẽ chết hoặc còi cọc mãi không lớn.
Do đó, Nghị quyết 41 yêu cầu ở tầm cao mới, cao hơn rất nhiều. Trước đây là môi trường kinh doanh thuận lợi, bây giờ là thuận lợi - an toàn - bình đẳng. Chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn xuất hiện nếu đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng.
Thời gian qua, kinh tế trong nước đã chịu tác động mạnh từ bất ổn về địa chính trị và kinh tế thế giới. Trong hoàn cảnh như vậy, ông đánh giá thế nào về những thách thức cũng như cơ hội của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam?
- Chưa bao giờ Việt Nam ta có cơ hội lớn để nâng lên, đuổi kịp các nước trên thế giới như bây giờ. Cơ hội này không chỉ dành cho doanh nhân mà còn là cơ hội lịch sử cho Việt Nam, nếu trôi qua thì không biết bao giờ có lại.
Hậu Covid-19, xung đột địa chính trị khiến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xuất hiện nhu cầu sắp xếp lại chuỗi cung ứng. Trong quá trình sắp xếp này, Việt Nam là một trong những "tâm điểm" chú ý của thế giới.
Hơn lúc nào hết, đây là lúc cần phải đào tạo, thúc đẩy, nâng tầm đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam để trở thành đối tác xứng tầm với các doanh nghiệp nước ngoài.
Muốn chơi được với thế giới, chúng ta phải hiểu thế giới. Doanh nhân phải có tư duy hội nhập, hiểu được văn hóa kinh doanh quốc tế, từ đó mới lãnh đạo, hoàn thiện doanh nghiệp để hòa đồng với văn hóa quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Thái Lan
- ·Nhiều hoạt động thiết thực mừng Đảng, mừng Xuân
- ·Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Thủ tướng gặp mặt các tổ chức chính trị
- ·Quy mô GDP tăng, thận trọng với những hiệu ứng
- ·Thủ tướng dâng hương các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã từ trần
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Tập trung phối hợp hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách 2019 ở mức cao nhất
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·Trung Quốc lo già trước khi giàu
- ·Tàu Ever Given được giải cứu, các tàu đã đi lại được qua kênh đào Suez
- ·Việt Nam sẽ đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Tướng Campuchia viết về kỷ niệm thời kỳ chống Pol Pot
- ·Thủ tướng: Đề cao cảnh giác, nêu cao trách nhiệm chống dịch nCoV
- ·Quy mô GDP tăng, thận trọng với những hiệu ứng
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế bảo vệ thẩm phán