【soi kèo genoa】Hợp tác xã kiểu mới
1. Kinh tế hợp tác của Việt Nam sau 60 năm phát triển: Thành tựu to lớn và yếu kém kéo dài-cần đột phá về tư duy về mô hình và vai trò cơ chế hợp tác
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa II (tháng 8-1955) xác định chủ trương xây dựng thí điểm một số hợp tác xã (HTX) nông nghiệp,c xsoi kèo genoa sau 3 năm đã thành lập được 45 HTX và 100.000 tổ đổi công. Kể từ khi những HTX nông nghiệp thí điểm đầu tiên được thành lập tính đến nay đã tròn 60 năm.
Trong giai đoạn từ năm 1955 đến 1975 và đến trước đổi mới 1986, HTX được xác định là một trong hai hình thức kinh tế chính thức ở Việt Nam (bên cạnh doanh nghiệp nhà nước). HTX trở thành phổ biến, thay thế dần kinh tế cá thể và đội sản xuất. Trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, ở miền Bắc, khi hầu hết lực lượng thanh niên ra mặt trận, HTX nông nghiệp đã có vai trò vô cùng quan trọng duy trì và phát triển sản xuất, đảm bảo hậu phương ổn định và cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Đến năm 1986, cả nước có 73.470 HTX, trong đó có 17.022 HTX nông nghiệp, 32.034 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 24.414 HTX khác. TS Đào Trung Chính, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: “Sự phát triển nhanh chóng về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1955-1986 được giải thích bởi sự đề cao tuyệt đối của Nhà nước đối với kinh tế tập thể, trong khi đó vai trò của kinh tế hộ, kinh tế tư nhân lại bị phủ định”. Ông Lưu Đức Khải, Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng nhận định: “Sở hữu tập thể và sản xuất tập thể được đề cao gần như tuyệt đối, trong khi đó vai trò kinh tế hộ, kinh tế cá thể ít được quan tâm”. Sự đề cao vai trò của kinh tế hợp tác có thể xuất phát từ nguyên nhân chính về nhận thức là kinh tế hộ, kinh tế cá thể gắn với sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là phương thức sản xuất lạc hậu về lịch sử vì là nguyên nhân dẫn tới bóc lột. Vì vậy, kinh tế hợp tác cần thay thế kinh tế hộ, kinh tế cá thể, xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất để xóa bỏ bóc lột. Xã viên ở một HTX nông nghiệp như vậy là người làm công trong HTX, được HTX điều động làm các công việc khác nhau, song không chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm cây, con nào cụ thể của HTX nông nghiệp, thực chất không làm chức năng đầy đủ của một người nông dân.