【quả bóng đá trực tiếp】Dự án Khu dân cư Nam An Hòa (Kiên Giang): Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên
Lễ khởi công Dự ánKhu dân cư Nam An Hòa. |
Nghẽn giải phóng mặt bằng
Do lịch sử để lại,ựánKhudâncưNamAnHòaKiênGiangBảođảmhàihòalợiíchgiữacácbêquả bóng đá trực tiếp đô thị TP. Rạch Giá (Kiên Giang) phát triển không đồng đều, nhiều khu dân cư tự phát mọc lên, khiến một số khu vực trong nội đô bị ô nhiễm và chia cắt, biệt lập với kết nối kỹ thuật hạ tầng đô thị. Từ đó, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, dẫn đến ô nhiễm môi trường, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy...
Với Chương trình chỉnh trang đô thị của UBND TP. Rạch Giá, năm 2015, HĐND tỉnh Kiên Giang ra Nghị quyết phê chuẩn danh mục dự án và thu hồi đất (theo Điều 61 và 62, Luật Đất đai), giao Tập đoàn Tư vấn đầu tưxây dựng Kiên Giang (Tập đoàn CIC) làm chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Nam An Hòa tại khu phố 2 - 3, phường An Hòa, TP. Rạch Giá.
Theo quy hoạch, Khu dân cư Nam An Hòa kết nối với các tuyến đường hiện hữu xung quanh như Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Giàu, Lê Hồng Phong… Các loại cáp truyền dẫn trên các tuyến đường đều được ngầm hóa đồng bộ cùng các kết cấu hạ tầng hiện đại.
Sau khi tiến hành đền bù hỗ trợ và giải tỏa được 80% diện tích của giai đoạn I, Dự án Khu dân cư Nam An Hòa đã được khởi công ngày 28/2/2017. Tuy nhiên, triển khai được 1 năm thì dự án này bị dừng lại do vướng 20% diện tích đất chưa giải phóng mặt bằng. Lý do là một số hộ dân khiếu nại về kiểm đếm thiệt hại, chính sách hỗ trợ và mức đền bù.
Thanh tra UBND TP. Rạch Giá cho biết, Dự án thu hồi đất của 114 hộ dân, trong đó, 20 hộ (chiếm 20% diện tích dự án) gửi đơn khiếu nại. Sau khi UBND TP. Rạch Giá tiếp xúc, đối thoại giải quyết khiếu nại, nhiều hộ đã đồng tình và rút đơn. Còn lại 8 hộ tiếp tục khiếu nại lên tỉnh, nhưng qua vận động, giải thích, có thêm 3 hộ rút đơn, 2 hộ đã được tỉnh giải quyết xong, hiện còn 3 hộ chờ UBND tỉnh trả lời khiếu nại.
Phó chủ tịch UBND TP. Rạch Giá, ông Nguyễn Văn Hôn cho biết, đây là dự án chỉnh trang đô thị nhằm phát triển kinh tế- xã hội và cải tạo môi trường đô thị, lẽ ra do Nhà nước đầu tư, nhưng do ngân sách hạn hẹp, chính quyền kêu gọi nhà đầu tư theo phương thức sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng.
Minh bạch, hài hòa lợi ích
Ông Nguyễn Văn Hôn cho biết, thời gian qua, chính quyền tổ chức nhiều cuộc đối thoại nhằm làm rõ mục đích dự án và lợi ích hài hòa giữa xã hội, nhà đầu tư và người dân bị giải tỏa. Việc người dân so sánh giá đất nông nghiệp khi thu hồi với giá đất khi có dự án đầu tư hạ tầng là khập khiễng. Thực tế, nếu so sánh giá đất khi có quyết định đền bù với giá thị trường khi chưa có dự án, thì người dân hưởng lợi rất nhiều, bởi khi chưa có dự án, giá chuyển nhượng đất nông nghiệp khu vực này thấp xa so với mức giá 1,4 triệu đồng/m2 mà Nhà nước đền bù hỗ trợ.
“Giá đất đền bù và chính sách hỗ trợ giải tỏa là do Hội đồng Thẩm định tham mưu cho UBND tỉnh quyết định trên cơ sở khảo sát giá thị trường tại thời điểm thu hồi. Sau khi thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chính quyền định giá đất hiện hữu từng khu vực chức năng trong dự án và giao đất cho nhà đầu tư có thu tiền sử dụng đất. Sau khi đầu tư hạ tầng toàn dự án, nhà đầu tư phải bàn giao kết cấu hạ tầng và quỹ đất công ích cho chính quyền địa phương quản lý. Theo đó, nhà đầu tư chỉ được phép sử dụng 40% diện tích đất, sau khi cấn trừ tiền tạm ứng giải phóng mặt bằng cho chính quyền, nhà đầu tư chỉ được lợi nhuận không quá 11% trong tổng mức đầu tư dự án”, ông Hôn lý giải.
Theo phê duyệt quy hoạch giai đoạn I của Dự án Khu dân cư Nam An Hòa (14,5 ha), bố trí 288 nhà phố thương mại liền kề, 36 căn biệt thự vườn. Trong đó, dành ra 4,3 ha với 300 nền tái định cư và nhà ở xã hội phục vụ các dự án khác bị giải tỏa ở địa phương. Đáng kể hơn, Dự án tạo ra 60% diện tích đất công cộng như nhà trẻ, công viên, đường sá và các công trình công ích khác. Như vậy, nhà đầu tư chỉ được sử dụng 40% diện tích đất của dự án để xây dựng nhà thương mại để bán.
Đại diện nhà đầu tư, Tập đoàn CIC cho biết, giá sản phẩm bán ra cao hơn nhiều so với giá bồi thường khi thu hồi bởi giá đó bao gồm cả tiền sử dụng đất, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đầu tư thiết kế xây dựng, chi phí vốn vay.... Tất cả tạo ra giá nhà thương mại bán ra thị trường để thu hồi vốn và một phần lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Rõ ràng, việc UBND TP. Rạch Giá quy hoạch xây dựng Khu dân cư Nam An Hòa là hết sức cần thiết. Bởi đây không phải là dự án thuần túy thương mại, mà là dự án góp phần xóa khu dân cư “ổ chuột” tự phát, giúp người dân bị giải tỏa được tái định cư với giá ưu đãi và có môi trường sống tốt hơn. Khu dân cư Nam An Hòa sắp hình thành sẽ được kết nối hạ tầng kỹ thuật và giao thông đồng bộ, tạo ra diện mạo mới khang trang, xóa “điểm đen” ô nhiễm và hoang hóa trong nội đô TP. Rạch Giá.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Sao Bắc Đẩu 25 năm: Thay đổi để thích nghi, cải tiến để phát triển vì khách hàng
- ·Hòa Bình ban hành quy chế an toàn cho Cổng thông tin du lịch thông minh
- ·Thủ tướng giao nhiệm vụ cho tân Chủ tịch HĐTV PVN
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·CMC Telecom cùng Check Point “hóa giải” các mối đe dọa trong bảo mật Cloud
- ·PVOIL có lợi thế gì để thu hút nhà đầu tư ngoại?
- ·11 doanh nghiệp nông nghiệp hàng đầu Argentina tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Số hóa công tác quản lý chuỗi cửa hàng nhờ phần mềm Make in Vietnam
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·“Vàng đỏ” Saffron chính thức được nhập khẩu về Việt Nam
- ·Công bố phát hành bộ tài liệu khung hướng dẫn chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·Áp dụng chữ ký điện tử trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·HDBank tặng thêm lãi suất tiền gửi lên đến 0.7%/năm
- ·Trẻ em thi
- ·Có gần 8.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 2
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Gần 11 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1