【tỷ số vn hôm nay】Khởi sắc làng quê
(CMO) Sinh sống ở kinh Vàm 6 Thước, ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời từ thời còn dùng đèn cóc nên hơn ai hết, ông Hai Chòi (Võ Văn Ron) hiểu rõ cái thiệt của thiếu điện, thiếu đường. Bởi vậy, khi hay tin Nhà nước hỗ trợ xây dựng lộ bê-tông ở quê mình, ông Hai Chòi xúc động muốn rơi nước mắt.
Ông nói với con cháu trong gia đình: “Dẫu có khó khăn thế nào cũng phải thực hiện tốt việc góp vốn xây dựng lộ”.
Thoả mong ước đường - điện
Ông Hai Chòi tâm sự: “Từ hồi chợ Rạch Ráng xây dựng tới giờ, tôi chỉ đi có một lần. Đường đất trơn trượt, lầy lội thấy ngán nên cần gì sai mấy đứa con đi mua. Tôi tưởng đời mình không biết điện thắp sáng là gì, giờ thấy rồi. Nay lại có lộ nữa, còn gì vui bằng. Tất cả là nhờ sự quan tâm của Nhà nước, của chính quyền địa phương”.
Chung niềm vui với ông Hai Chòi, những ngày qua, mỗi khi đi tới đi lui trên tuyến lộ bê-tông dài 488 m vừa mới đưa vào sử dụng ở Kinh 4, ấp Vườn Tre, ông Hai Diệu (Nguyễn Văn Diệu) cứ mỉm cười. Ông bộc bạch: “Thấy xã mình năm rồi đạt chuẩn nông thôn mới, nhiều nơi có lộ nên bà con ở đây càng khát khao có con lộ sạch sẽ, khang trang”.
Năm 2017, xã có chủ trương cho xây dựng lộ ở Kinh 4 đáp ứng đúng mong mỏi của người dân. Vì vậy, dù đa phần đời sống bà con còn lắm bẩn chật nhưng ai cũng nhủ lòng phải thực hiện tốt việc góp vốn để chung tay với Nhà nước sớm xây dựng con lộ hoàn thành. Như ông Hai Diệu, gia đình chỉ có vài công vuông, hầu như quanh năm chẳng có thu nhập gì. Bởi vậy, ở cái tuổi ngấp ngưỡng 60, hằng ngày, ông vẫn phải vất vả đi làm mướn hay lặn lội khắp nơi bắt ba khía để sinh nhai. Vậy mà khi nói đến đóng góp vốn xây dựng lộ giao thông, ông Hai Diệu gật đầu liền.
Số tiền 8 triệu đồng đối với người khác có lẽ không là bao, nhưng với ông Hai Diệu là cả một nỗi lo. Nhưng ông suy nghĩ: “Lộ làng là ước mơ chung từ bấy lâu nay của bà con quê mình. Mình không đóng góp tốt thì con lộ làm sao hoàn thành. Vì vậy, tôi đi làm thợ hồ cho người ta, đóng góp 3 lần mới hoàn thành nguồn vốn đối ứng. Giờ nhìn con lộ trước nhà hoàn thành, xe cộ chạy thoải mái dù là mùa mưa, thấy vui trong lòng làm sao!”.
Chung tay vì làng quê đổi mới
Không chỉ bà con ở xã nông thôn mới Khánh Lộc, những ngày tháng 9 vừa qua, người dân sinh sống dọc theo tuyến Kinh 30, thuộc ấp Mũi Tràm C, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời cũng chung vui niềm vui lộ giao thông nông thôn về tận xóm nghèo.
Lộ làng là “đòn bẩy” giúp nông thôn ngày thêm đổi mới. (Trong ảnh: Khánh thành cầu Kênh 6 Thước Cùng, ấp Rạch Ruộng C, xã Khánh Lộc). |
Đang cặm cụi trồng từng loại cây kiểng để làm đẹp đường quê, bà Bảy Bê (Trần Thị Bê), sinh sống ở Kinh 30, bộc bạch: “Tôi 70 tuổi, gần đất xa trời rồi, hôm nay được nhìn thấy con lộ bê-tông. Từ nay các cháu đi học không còn chịu cảnh lầy lội nữa, tôi mừng lắm”.
Ấp Mũi Tràm C tuy không phải là ấp nghèo nhất của xã Khánh Bình Tây Bắc nhưng đời sống của bà con nơi đây cũng chưa thoát khỏi chữ nghèo. Vì vậy, nguồn vốn đối ứng 30% xây dựng lộ, đối với nhiều bà con vẫn là gánh nặng. Thế nhưng, nhận thức được có lộ đời sống quê mình sẽ đổi khác, học sinh đến trường không còn cảnh cực nhọc và ước mơ bao đời nay sẽ thành hiện thực nên chính quyền địa phương nơi đây vận động mỗi cán bộ, người dân có điều kiện kinh tế hỗ trợ những hộ gia đình chính sách, khó khăn.
Chẳng hạn như gia đình anh Bùi Văn Dũng, tuyến lộ đi qua phần đất của gia đình anh có chiều dài 167 m, nguồn vốn đối ứng tới 25 triệu đồng. Mặc dù, gia đình có đất ruộng, có chiếc vỏ nhỏ để đánh bắt gần bờ, nhưng năm 2016 rồi đến vụ lúa hè thu vừa qua, làm ruộng chẳng lời lớm gì; đi biển cũng ngày trúng ngày không. Bởi vậy, anh không có khả năng đóng góp 1 lần mấy chục triệu đồng để xây dựng lộ.
Hiểu rõ hoàn cảnh của anh Dũng, chính quyền địa phương vận động từng cán bộ, người dân có điều kiện cho anh mượn vốn để đóng góp xây dựng lộ trước, sau đó hoàn trả lại dần dần.
Không chỉ phát huy tinh thần giúp nhau vì lợi ích chung của cộng đồng mà bà con nơi đây còn tích cực trong việc giám sát xây dựng lộ. Anh Bùi Quốc Sơn, Trưởng ấp Mũi Tràm C, cho biết: “Trước khi triển khai xây dựng lộ, chính quyền địa phương tổ chức họp dân, công khai bảng thiết kế. Nhờ đó, bà con phát hiện đơn vị thi công làm không đúng theo bảng thiết kế, báo cáo với chính quyền địa phương ấp, xã. Từ đó, con lộ được xây dựng theo đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng”.
Từ xã nông thôn mới Khánh Lộc hay xã vùng sâu, vùng xa như Khánh Bình Tây Bắc, lộ làng thông thoáng, khang trang giờ đây không còn là điều xa lạ. Có lộ, đời sống bà con rồi sẽ bước sang trang mới./.
Ngọc Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Thư viện cấp huyện có gần 43.000 bản sách phục vụ độc giả
- ·Hiểu đúng về phong thủy căn hộ chung cư
- ·Phường Bình Chuẩn, TX.Thuận An: Thi “Phụ nữ hát karaoke”
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Thứ tự ưu tiên khi nghiên cứu về phong thuỷ
- ·6 điều cần biết để không hối tiếc khi mua nhà
- ·Ấm áp chương trình giao lưu văn nghệ “Mừng xuân Kỷ Hợi 2019”
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Tôn Ngộ Không kêu oan
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Cà phê gốm sứ
- ·Treo tranh phong thuỷ để kích hoạt tài lộc
- ·Chung kết hội thi Giọng hát hay huyện Bắc Tân Uyên
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Chuyện phong thủy nhà chung cư
- ·Hội thi đờn ca tài tử
- ·Những lưu ý quan trọng khi thiết kế nội thất cho ngôi nhà của bạn
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·JohnnyEnglish