会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【roma – verona】Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Ngành Tài chính đang đột phá để chuyển mình!

【roma – verona】Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Ngành Tài chính đang đột phá để chuyển mình

时间:2025-01-26 22:14:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:387次

uy vien trung uong dang bo truong dinh tien dung nganh tai chinh dang dot pha de chuyen minh

Thưa Bộ trưởng, thời điểm này nhìn lại có thể thấy rằng kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017 đạt được quả là không dễ dàng. Đặc biệt những tháng cuối năm, khi nguy cơ mất cân đối ngân sách hiện hữu, tiến độ thu ngân sách không chậm nhưng tỷ lệ thu về cho ngân sách Trung ương lại khó khăn. Xin Bộ trưởng cho biết, ngành Tài chính có những giải pháp trọng tâm nào để vượt qua?

Năm nay không phải là năm đầu tiên ngành Tài chính đứng trước thách thức về cân đối ngân sách. Từ kinh nghiệm của những năm trước, năm 2017, toàn Ngành nêu cao tinh thần chủ động thực hiện các giải pháp ngay từ đầu năm. Khi Quốc hội phê duyệt dự toán, Bộ Tài chính đã yêu cầu các đơn vị hệ thống triển khai giao dự toán đến từng cục, chi cục để triển khai kịp thời.

Nói đến giải pháp để tăng thu ngân sách, căn cơ nhất vẫn là kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho DN. Với định hướng đó, các đơn vị của ngành Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, giải quyết kịp thời vướng mắc cho DN, tạo điều kiện để DN mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Cơ quan Thuế, Hải quan đẩy mạnh hiện đại hoá công tác quản lý, kê khai, nộp thuế nhằm giảm thời gian và chi phí cho DN, người dân. Đáng mừng là trong Báo cáo môi trường kinh doanh thế giới năm 2018 của Ngân hàng Thế giới (công bố ngày 31/10/2017) đã ghi nhận chỉ số nộp thuế chung của Việt Nam tăng 81 bậc so với năm 2017, lên vị trí 86/190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó chỉ số về nộp thuế được đánh giá năm thứ 4 liên tiếp là một trong những chỉ số có tác động tích cực nhất đến môi trường kinh doanh chung của Việt Nam. Đề án Nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 phối hợp giữa Tổng cục Hải quan với các ngân hàng cũng được áp dụng, bước đầu giúp tiết kiệm nhân lực, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, đơn giản quy trình thu nộp thuế; đảm bảo trừ nợ chính xác các khoản nợ thuế kịp thời ngay sau khi DN nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Việc vận hành Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, cảng hàng không đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động XNK, đồng thời giúp cơ quan Hải quan quản lý hiệu quả.

Những giải pháp này đã và sẽ có tác động nhiều mặt, góp phần giảm chi phí hoạt động cho DN, nâng cao sức cạnh tranh và cũng tạo sự bình đẳng, thuận lợi cho DN trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh. DN hoạt động tốt, kinh tế phát triển tốt thì thu ngân sách cũng sẽ tốt.

Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, năm 2017, ngành Tài chính tăng cường thanh tra, kiểm tra các DN có nhiều rủi ro, có dấu hiệu vi phạm; tiếp tục các giải pháp thu hồi nợ đọng thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại,... chống thất thu tối đa.

Nhờ triển khai khá toàn diện nên kết quả thu NSNN năm 2017 đến ngày 31/12/2017 ước đạt 1.283,2 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 5,9%; ngân sách Trung ương được đảm bảo, góp phần tăng cường nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, các nhiệm vụ chi theo dự toán, giảm bội chi ngân sách so với Nghị quyết của Quốc hội.

Việc thu ngân sách khó khăn là một áp lực lớn đối với cân đối chung, vì vậy, vấn đề tiết kiệm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong chi tiêu ngân sách là một trong những yêu cầu mà Bộ Tài chính đã quyết liệt thực hiện ngay từ đầu năm 2017, thưa Bộ trưởng?

Đúng như vậy. Ngay từ đầu năm 2017, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương điều hành chi NSNN năm 2017 chặt chẽ, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ và dự toán được giao; chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, lồng ghép các chính sách, tiết kiệm triệt để các khoản chi ngay từ khâu phân bổ dự toán và trong quá trình thực hiện; thực hiện cắt giảm dự toán đối với những nhiệm vụ chi thường xuyên đến ngày 30/6/2017 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ quyết định).

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc tổ chức triển khai các giải pháp đã đề ra: Thực hiện rà soát, báo cáo về sắp xếp lại xe ô tô công; rà soát cơ sở nhà, đất và phương án sắp xếp lại, xử lý quỹ nhà, đất của các bộ, ngành đã di dời đến trụ sở mới; tổ chức các đoàn thanh tra về sử dụng ngân sách tại một số bộ, ngành, địa phương; thanh tra, kiểm tra một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách... nhằm phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm.

Đặc biệt, vào tháng 6/2017, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, với những tiêu chuẩn, định mức mới và quy định bắt buộc khoán kinh phí với xe ô tô phục vụ chức danh, máy móc thiết bị... Triển khai thực hiện tốt Luật này sẽ tiết kiệm chi ngân sách hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.

Năm 2017, lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, chúng ta quản lý được bội chi ngân sách cả ở con số tuyệt đối cũng như tương đối. Điều đó đã góp phần kiểm soát được nợ công, giảm từ 63,6% của năm trước xuống còn 61,3% GDP. Đây là một nỗ lực không nhỏ của ngành Tài chính. Xin Bộ trưởng cho biết, những giải pháp nào đã được triển khai để thu được kết quả trên?

Trong bối cảnh nợ công của chúng ta đang tăng rất cao, áp lực lớn nhất của chúng ta là làm sao vừa đảm bảo an toàn nợ công vừa đảm bảo được nguồn vốn để đầu tư cho phát triển.

Để đảm bảo được mục tiêu trên, việc hoàn thiện thể chế là ưu tiên mà ngành Tài chính hướng tới. Sau Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững được ban hành năm 2016, sang năm 2017, Bộ Tài chính tiếp tục trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) với những quy định mới chặt chẽ hơn như siết điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ; dành nguồn vốn vay ngân sách cho các dự án quan trọng; tập trung đầu mối quản lý nợ công; cụ thể hóa phạm vi nợ công,...

Bên cạnh đó, ngành Tài chính luôn nỗ lực điều hành bám sát mức bội chi NSNN và lộ trình cắt giảm bội chi đã được hoạch định. Năm 2017, Quốc hội quyết định mức bội chi NSNN là 178.300 tỷ đồng, tương đương 3,5% GDP. Thực tế thực hiện, bội chi NSNN năm 2017 được giữ ở mức 174,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,48% GDP thực hiện. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong 10 năm chúng ta giữ được tỷ lệ bội chi theo kế hoạch. Năm 2018, trước nhu cầu đầu tư cao, Chính phủ đề xuất và Quốc hội đã thông qua mức bội chi 3,7%. Theo tính toán, các năm tiếp theo, bội chi sẽ giảm dần còn 3,6% và 3,4%, đảm bảo mục tiêu theo Nghị quyết là dưới 4% cho cả giai đoạn 5 năm và đạt dưới 3,5% vào năm 2020. Việc cắt giảm dần bội chi là cần thiết để kiểm soát được tốc độ gia tăng nợ công, cũng như kiểm soát trần nợ công.

Một giải pháp nữa là tăng cường thanh tra, kiểm tra và minh bạch tài chính công, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ đầu tư công; hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư, đấu thầu, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán. Thời gian vừa qua, các ngành thanh tra, kiểm toán, kể cả tài chính các cấp cũng đã vào cuộc đồng bộ và quyết liệt. Tất nhiên còn nhiều tồn tại nhưng bước đầu chúng ta đã đánh giá cụ thể thực trạng hiện nay, đồng thời cũng có giải pháp phù hợp để xử lý.

Bên cạnh việc đảm bảo các công cụ chính sách, các chỉ tiêu giám sát nợ công và hoàn thiện bộ máy quản lý nợ công thì việc tập trung cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước và giảm vay nước ngoài, tăng kỳ hạn, giảm lãi suất là giải pháp quan trọng. Vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu. Nếu như năm 2011 kỳ hạn phát hành trung bình là 3,9 năm thì đến 2016 là 8,75 năm và năm 2017 là 13,52 năm. Lãi suất hướng giảm dần, từ 12,01%/năm 2011 còn 6,48%/năm 2016 và 6,07%/năm 2017.

Nhìn chung, vẫn phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hơn nợ công, nhưng bước đầu về kết quả cũng như các giải pháp chúng ta đang triển khai rất đúng hướng, góp phần đưa tỷ lệ nợ công xuống 61,3%% GDP, nợ Chính phủ 51,6%, thấp hơn mức trần mà Quốc hội cho phép là 65% và 54%.

Năm APEC 2017, Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC đã diễn ra thành công tốt đẹp. Xin Bộ trưởng chia sẻ về những thành quả của Tiến trình này?

Với vai trò chủ trì Tiến trình này, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC, Bộ Tài chính Việt Nam đã đề xuất 4 chủ đề ưu tiên, bao gồm: Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận; tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; tài chính bao trùm. Những đề xuất của Việt Nam đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi và đưa ra Tuyên bố chung. Đây là việc cụ thể hóa chủ đề quốc gia “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” mà Việt Nam đã đề ra trong Năm APEC 2017 cũng như bám sát các Kế hoạch hành động Cebu mà các Bộ trưởng Tài chính APEC đã thông qua tại APEC 2015.

Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC đã thể hiện cam kết tiếp tục phối hợp trong chính sách tài khóa, tiền tệ và cải cách cơ cấu để đạt được mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm. Các Bộ trưởng Tài chính cũng khẳng định Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC là một diễn đàn tích cực để tăng cường hợp tác chính sách và trao đổi kinh nghiệm giữa các nền kinh tế trong khu vực và đánh giá cao vai trò của Bộ Tài chính Việt Nam trong chủ trì thành công Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 24 tại Hội An, Quảng Nam, góp phần vào thành công chung của Hội nghị Cấp cao APEC tháng 11/2017.

uy vien trung uong dang bo truong dinh tien dung nganh tai chinh dang dot pha de chuyen minh

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 (FMM 2017) tại TP Đà Nẵng. Dưới sự chủ trì của Bộ Tài chính Việt Nam, FMM 2017 đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Hoạt động của ngành Tài chính có liên quan mật thiết tới công việc của nhiều bộ, ngành và địa phương. Đặc biệt là trong việc nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành; triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thưa Bộ trưởng, những vấn đề nào cần đặt ra để đạt kết quả tốt hơn ở các lĩnh vực trên trong thời gian tới?

Được Chính phủ giao là Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Bộ Tài chính rất quan tâm chú trọng đến việc tháo gỡ các vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK nhằm hỗ trợ cho DN giảm bớt chi phí và thời gian thông quan hàng hóa. Riêng năm 2017, với sự vào cuộc quyết liệt hơn của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành đã cùng với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) tổ chức các đợt làm việc tập trung, qua đó, đã thúc đẩy các bộ, ngành hoàn thiện cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện. Thực tế đến nay, Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11 bộ, ngành; xử lý hơn 790 nghìn bộ hồ sơ hành chính của gần 20 nghìn DN.

Trong công tác cải cách, hiện đại hóa, Bộ Tài chính đang chỉ đạo Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tích cực triển khai Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020.

Về vấn đề chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, có thể khẳng định, từ khi Ban Chỉ đạo 389 quốc gia được thành lập, công tác này đã có nhiều thuận lợi hơn, góp phần chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động, góp phần đảm bảo sản xuất, kinh doanh, an ninh trật tự xã hội. Với sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tất cả các lực lượng đã chủ động, phối hợp nhịp nhàng, từ việc tham mưu hoàn thiện thể chế, chủ trương chính sách đến đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt nhiệm vụ. Nhờ đó, năm 2017, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 225.824 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách ước đạt 23.100 tỷ đồng. Trong đó, riêng lực lượng kiểm soát Hải quan đã đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý 15.184 vụ vi phạm pháp luật hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 789 tỷ đồng; số tiền thu nộp NSNN là 334,8 tỷ đồng.

Tuy vậy, nỗ lực của một mình lực lượng Hải quan, của ngành Tài chính sẽ là không đủ. Lúc này, sự tích cực của các bộ, ngành, địa phương là cần thiết hơn bao giờ hết. Với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Tài chính xác định sẽ tiếp tục đề ra kế hoạch, giải pháp tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kết nối tạo sức mạnh tổng hợp, tuy nhiên Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan không thể làm thay các lực lượng chức năng khác được. Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động hơn khi triển khai các công việc được giao để cùng với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ngăn chặn các vi phạm, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.

Năm 2018 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, Kế hoạch Tài chính 5 năm 2016-2020. Ngành Tài chính đã đề ra những định hướng gì để hoàn thành nhiệm vụ, thưa Bộ trưởng?

Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vẫn là nhiệm vụ ưu tiên của ngành Tài chính trong năm nay. Bên cạnh đó, việc chủ động các giải pháp hoàn thành dự toán thu NSNN; tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN; kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn DN nhà nước đi vào thực chất,...

Đặc biệt, năm 2018, toàn Ngành cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của Ngành; kiểm tra nội bộ trong toàn Ngành để đánh giá việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm trong thực thi công vụ; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu đơn vị. Các cấp phải nâng cao trách nhiệm, gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiên quyết chống tình trạng tham nhũng, tiêu cực làm ảnh hưởng đến hình ảnh người cán bộ Tài chính trong mắt người dân, DN.

Mặc dù bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ của ngành Tài chính trong năm 2018 còn hết sức nặng nề, nhưng tôi tin tưởng rằng, với truyền thống đoàn kết, nhất trí, cùng nhau chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, ngành Tài chính sẽ quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính – NSNN đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Năm mới đã tới với những thách thức mới cần phải vượt qua. Xin Bộ trưởng cho biết một số định hướng, chỉ đạo với lực lượng Hải quan trong triển khai nhiệm vụ năm 2018?

Cùng với cơ quan Thuế, hiện nay, hoạt động cải cách hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin của Hải quan Việt Nam luôn được đánh giá là điểm sáng, là một trong những nhân tố chính giúp ngành Tài chính nói chung giữ vững vị trí đứng đầu khối các bộ, ngành Trung ương trong suốt 5 năm qua.

Năm 2017, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho DN; cải cách hiện đại hóa hải quan đã có bước chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.

Phát huy những kết quả đã đạt được, sang năm 2018, Tổng cục Hải quan cần tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch… nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Một nhiệm vụ quan trọng là quyết liệt triển khai các giải pháp, phấn đấu hoàn thành vượt nhiệm vụ thu NSNN năm 2018 được giao; tiếp tục áp dụng các chuẩn mực quốc tế, quy trình quản lý hải quan hiện đại nhằm tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng DN nhưng vẫn đảm bảo giám sát, quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, các đơn vị hải quan phải tăng cường công tác kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại, công tác quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, công tác thanh tra, kiểm tra góp phần tăng thu NSNN. Đặc biệt, tập trung xây dựng lực lượng Hải quan chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Thị trường chứng khoán “bội thu”

Tính tới hết năm 2017, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, đạt 23.060 tài khoản, tăng hơn 13,8% so với cuối năm 2016. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì ở mức cao, tính đến cuối tháng 10 đạt hơn 26,3 tỷ USD, tăng 52,3% so với cuối năm 2016. Năm 2017, dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán tiếp tục tạo ấn tượng thông qua giao dịch cổ phiếu niêm yết, mua cổ phần thoái vốn nhà nước và cả trên thị trường trái phiếu chính phủ. Tính chung cả năm, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng với giá trị 27.138 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và hơn 17 nghìn tỷ đồng trái phiếu.

Cùng với đó, ngày 10/8/2017, thị trường chứng khoán phái sinh đã chính thức được khai trương. Đây là mốc son trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đáp ứng kỳ vọng của Chính phủ, cộng đồng DN, thành viên thị trường và công chúng đầu tư. Sau gần 5 tháng khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 10/8/2017, thị trường chứng khoán phái sinh đã 15.808 tài khoản giao dịch được mở với tổng khối lượng giao dịch đạt 1.106.353 hợp đồng tương ứng với tổng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 96.298 tỷ đồng.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
  • Khẩn trương hoàn thiện các điều kiện thí điểm xe du lịch tự lái qua cửa khẩu Móng Cái
  • Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí: Quản lý công sản bước đầu đã đi vào nề nếp
  • IMF cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực Tài chính
  • Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
  • 3 đột phá mới trong công tác kế toán
  • Xuất khẩu gạo tháng 3 tăng mạnh
  • Chính sách tài chính mới có hiệu lực trong tháng 3/2015
推荐内容
  • Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
  • Thống đốc nêu lý do mới giải ngân được 105 tỷ/120 nghìn tỷ cho vay nhà ở xã hội
  • Xuất khẩu dừa khô tăng mạnh
  • Phân bổ 547 tỷ đồng dự toán chi đường thủy nội địa 2015
  • Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
  • Sẽ bêu tên rộng rãi những DN chậm kê khai giảm giá cước