【keonhacai.net live】Nơi cái nghèo được xua tan
Trong chiến tranh, người dân xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân một lòng theo Đảng, Bác Hồ, luôn ra sức bảo vệ an toàn, bí mật các tổ chức, cơ sở của Đảng, đùm bọc chở che cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Hoà bình lập lại, người dân vùng căn cứ giàu truyền thống năm xưa lại cùng nhau cưu mang, chia sẻ, động viên, là điểm tựa, niềm tin của những hộ nghèo để họ có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Trong chiến tranh, người dân xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân một lòng theo Đảng, Bác Hồ, luôn ra sức bảo vệ an toàn, bí mật các tổ chức, cơ sở của Đảng, đùm bọc chở che cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Hoà bình lập lại, người dân vùng căn cứ giàu truyền thống năm xưa lại cùng nhau cưu mang, chia sẻ, động viên, là điểm tựa, niềm tin của những hộ nghèo để họ có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Tổng lực xoá nghèo
Khoảng 5 năm về trước, Phú Mỹ còn là vùng quê nghèo khó. Số hộ nghèo của xã còn trên 470 hộ, chiếm trên 10% dân số. Từ thực tế đó, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Phú Mỹ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng nông thôn, tập trung mọi nguồn lực xoá nghèo bằng cách phân công tổ chức Đảng, đảng viên, các doanh nghiệp, hộ giàu, hộ khá giúp đỡ hộ nghèo.
Phú Mỹ ngày nay nhà liền nhà, ấp liền ấp nhờ lộ bê - tông và cầu cơ bản. Ảnh: QUÁCH NGUYÊN |
Cách làm sáng tạo ấy dường như bắt đúng mạch "căn bệnh" nghèo của xã, nhờ đó, hàng trăm hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn chưa đầy 2%, khoảng 41 hộ.
Là một trong những hộ thoát nghèo của ấp Xẻo Đước thời gian qua, ông Huỳnh Văn Tẳng nhớ lại: “Khoảng năm 2008-2009, gia đình tôi vô cùng khó khăn. Các con lần lượt vào đại học, cuộc sống tưởng đâu khó vượt qua. Nhờ chi bộ ấp động viên, hướng dẫn cách làm ăn, được vay vốn ưu đãi hộ nghèo và học sinh - sinh viên, gia đình đã thuê mặt nước đầm Thị Tường để đặt lú. Với 150 cái lú, trung bình hằng ngày kiếm khoảng 100.000 đồng, gia đình đã nuôi được 3 đứa con tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định. Đến năm 2013, gia đình xin thoát nghèo”.
Với phương châm, “trao cần câu, chứ không trao con cá”, 1 đảng viên ở ấp Thọ Mai đã giúp đỡ hộ nghèo “đặc biệt” như gia đình ông Trần Văn Hai thoát nghèo. Ông Hai được xem là hộ nghèo “đặc biệt” vì không có sức lao động, không đất sản xuất, phải ở nhờ trên đất sui gia. Hiện nay, gia đình ông Hai đã thoát diện hộ nghèo, hằng ngày có đồng vô, đồng ra nhờ vào bán gà, vịt, thỏ… “Không ngờ, gần cuối đời, vợ chồng tôi được sống ấm cúng, đủ ăn, đủ mặc như vầy. Tuy chưa phải là dư dả gì, nhưng với vợ chồng tôi cả đời nghèo khó, nay được vậy là điều không dám nghĩ tới”, ông Hai tâm sự.
Ngoài ra, công tác xoá nghèo tại xã Phú Mỹ còn có sự tham gia tích cực, hiệu quả của các doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài cho gạo, tài trợ vốn, giải quyết việc làm, các doanh nghiệp còn tích cực nhận “đỡ đầu” hộ nghèo. Điển hình như doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất Tô Chí Đức, ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ. Từ năm 2012, doanh nghiệp này đã nhận giúp đỡ 1 hộ nghèo, đến năm 2014, hộ này đã thoát nghèo. Anh Đức cho biết, hiện nay, doanh nghiệp anh hằng ngày thuê mướn lao động là người nghèo ở địa phương nhằm cùng với chính quyền tạo công ăn việc làm cho người nghèo kiếm thêm thu nhập tại chỗ. Đồng thời, khẳng định sẽ tiếp tục nhận giúp đỡ 1 hộ nghèo trong thời gian tới.
Trên đường phát triển
Trước đây, ở xã Phú Mỹ, nhà nhà cách nhau bằng những con đường đứt, những chiếc cầu khỉ không tay vịn. Đêm về, phải thắp đèn dầu leo lét không xua nổi bóng tối vốn có của vùng đất này. Thế nhưng, chỉ 5-7 năm trở lại đây, Phú Mỹ đã khoác lên mình chiếc áo mới. Đêm về ánh điện quốc gia sáng choang từng nhà. Hiện nay, ấp liền ấp bằng những con lộ bê-tông, chiếc cầu cơ bản.
Chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ minh chứng một điều, quê hương Phú Mỹ nghèo khó nay đã trên đà phát triển. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 29 triệu đồng/năm; 99% hộ dân có điện kế sử dụng; 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước giếng khoan.
Trong những ngày diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, xã Phú Mỹ đang tập trung huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác xoá nghèo, tiến đến xoá trắng hộ nghèo. Tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư đồng bộ các thiết chế văn hoá, ưu tiên phục vụ cộng đồng. Bảo tồn các khu di tích lịch sử cách mạng để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với phát triển du lịch sinh thái đầm Thị Tường.
Với những bước đi phù hợp, những hoạch định sát thực tế, sáng tạo, hứa hẹn, xã Phú Mỹ anh hùng sẽ phát triển bền vững trong tương lai./.
Vi Hoà
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Hôm nay, Hải Phòng nối lại các bến phà, đò với Hải Dương, Thái Bình
- ·Thủ tướng yêu cầu Thanh tra "vào cuộc" việc chấp hành quy định về xuất khẩu gạo
- ·Độc đáo thổ cẩm thêu tay của người Dao đỏ
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Phát huy bản sắc văn hóa gắn với du lịch cộng đồng ở Chiêm Hóa
- ·Bé trai sơ sinh còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi trước cổng đan viện
- ·Hà Nội: Các bến xe sẵn sàng phục vụ người dân về quê đón tết Dương lịch
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thăm và làm việc tại TP.Móng Cái
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Hà Nội thúc các đơn vị tăng cường cải cách thủ tục hành chính
- ·Đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án 6
- ·Quảng Ninh: Bắt gần 3.000 bao thuốc lá nhập lậu
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Trung Quốc: Một nhà máy phát nổ làm 37 người thương vong
- ·Virus SARS
- ·Đại học Kinh tế quốc dân chuẩn bị phương án tuyển sinh trong trường hợp không thi THPT quốc gia
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ đồng bào Hrê