【bang xep.hang tay ban nha】Nông dân lo lắng ngập úng mùa mưa
(CMO) Mỗi khi mùa mưa đến, người trồng lúa trên địa bàn huyện U Minh lại lo ngập úng, gây thiệt hại cho diện tích lúa vừa gieo sạ. Năm nào tình trạng này cũng xảy ra nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được. Ngoài đặc điểm của một số khu vực sản xuất lúa bị trũng thì vấn đề điều tiết đóng, mở các cống thuỷ lợi cũng bất cập, gây khó khăn trong sản xuất của bà con.
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh làm đất 36.582 ha, bằng 100,2% so với cùng kỳ năm 2016. Lúa hè thu xuống giống 36.724/35.300 ha, đạt 104,03% kế hoạch. Rau màu các loại đã xuống giống 3.201 ha, thu hoạch 2.408 ha. Nông dân chủ động chuẩn bị cho mùa vụ mới, tuy nhiên vấn đề lo lắng là tình trạng ngập úng có thể xảy ra khi mùa mưa đã bắt đầu, nhất là đối với người trồng lúa trên địa bàn huyện U Minh.
Xã Nguyễn Phích chỉ có Ấp 10 là ít chịu ảnh hưởng tình trạng ngập úng vào mùa mưa. (Trong ảnh: Ruộng lúa của ông Bùi Văn Tính, Ấp 10, đang phát triển tốt). |
Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích Đào Quốc Kiểng cho biết: “Tình trạng ngập úng năm nào cũng diễn ra ở khu vực các ấp trồng lúa trên địa bàn xã. Nặng nhất là Ấp 11, 14, 15, 16 và một phần Ấp 12. Do địa hình các ấp trên đều trũng, chỉ cần mưa lớn liên tục vài đám là đất trồng lúa các ấp trên đều ngập hết, người dân cũng không thể bơm nước ra được”.
Chị Trần Thị Thơm, Ấp 11, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cho biết: “Chỉ có 3 đám mưa lớn liên tục là nước đã ngập đến đầu rồi, chưa nói mưa dầm kéo dài trong nhiều ngày".
Mặc dù tình trạng ngập úng năm nào cũng diễn ra, nhưng để giải quyết thì rất khó khăn do việc điều tiết nước của các cống thuỷ lợi trên địa bàn xã Nguyễn Phích cũng như huyện U Minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà ngay cả chính quyền địa phương cũng không thể chủ động được.
Ông Đào Quốc Kiểng cho biết: “Đến thời điểm này, mặc dù trong rừng đã có nước nhưng các cống trên địa bàn chưa có cái nào mở. Thực tế muốn mở cống, địa phương phải làm thủ tục trình lên huyện, sau đó huyện trình đến các nơi khác. Nếu xảy ra ngập, muốn mở cống thì thời gian đợi mở được cống cũng mất mấy ngày, khi đó lúa của bà con cũng đã thiệt hại rồi”.
Đứng trước thực trạng trên, người dân khu vực trồng lúa bị ngập thường xuyên đã chuyển sang trồng tràm. Ông Đào Quốc Kiểng cho biết: “Xã đã xin phép huyện cho bà con những khu vực trên chuyển sang trồng tràm và đã có chủ trương nên năm nay nhiều hộ đã trồng tràm. Khu vực Ấp 11 đã trồng tràm gần hết”./.
Khánh Duy
(责任编辑:La liga)
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Thêm 52 ca COVID
- ·Công nghệ Lexus Hybrid sẽ có mặt tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2017
- ·Mùa tĩnh lặng thông tin quý 3
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm khi nhà đầu tư chờ đợi số liệu về lạm phát
- ·Standard Chartered Việt Nam tìm ra khách hàng may mắn trúng xe Audi
- ·Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tăng điểm
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Cơ hội cho du học sinh ngành quản trị nhà hàng, khách sạn tại Thụy Sỹ
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Hyundai Thành Công chính thức giới thiệu Tucson 2017 thế hệ mới
- ·Peugeot 5008
- ·6 bí quyết tận dụng Triển lãm ôtô để tìm chiếc xe như ý
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Đường cong lợi suất đảo ngược không còn là dấu hiệu suy thoái đáng tin cậy
- ·Bán vốn 10 doanh nghiệp lớn, áp lực đang lớn dần
- ·Chứng khoán thế giới tiếp tục phủ sắc xanh
- ·Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- ·Gần 90% người Việt Nam ủng hộ đóng cửa các chợ bán động vật hoang dã