【kqbd h2 nhat】Cú hích từ nông thôn mới
Đến nay,úhíchtừnôngthônmớkqbd h2 nhat các xã của huyện Bắc Tân Uyên đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), hướng đến tiêu chuẩn NTM nâng cao, tạo nền tảng vững chắc cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Huyện đang phấn đấu sớm trở thành huyện NTM.
Xây dựng NTM, bộ mặt huyện Bắc Tân Uyên đổi thay mạnh mẽ. Trong ảnh: Trung tâm thương mại chợ Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh:DUY CHÍ
Tạo nền tảng cho địa phương phát triển
Đất Cuốc là xã đầu tiên của huyện Bắc Tân Uyên được công nhận đạt tiêu chuẩn xã NTM nâng cao. Năm 2018, thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 60,2 triệu đồng. Ông Phạm Ngọc Uy, Chủ tịch UBND xã, cho biết nguyên nhân thu nhập của người dân địa phương ngày một tăng cao là nhờ có sự chuyển đổi tốt nền kinh tế từ nông nghiệp sang thương mại - dịch vụ.
Trước đây, thu nhập của người dân xã Đất Cuốc chủ yếu là nông nghiệp, số hộ kinh doanh rất ít. Nhờ xây dựng NTM, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã, trong đó có hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, điện bảo đảm thông suốt, ổn định. Bên cạnh đó, công tác thu gom, xử lý chất thải, rác thải được xã thực hiện tốt; các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động hiệu quả, người lao động từ nhiều nơi trên cả nước tìm về làm việc, lập nghiệp đã mở ra cơ hội cho người dân địa phương chuyển đổi loại hình từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang làm thương mại - dịch vụ, kinh doanh nhà trọ, mua bán nhỏ lẻ, doanh thu ổn định. Nhiều hộ trong xã có điều kiện nắm bắt thời cơ tốt đã mở doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các nhà đầu tư…
Xã NTM Tân Bình - nơi có đến 2 khu công nghiệp đang hoạt động, nằm trên trục giao thông thuận lợi nên kinh tế - xã hội của xã đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đến phát triển sản xuất, kinh doanh, loại hình kinh tế hợp tác tại địa phương cũng phát triển hiệu quả. Đến nay, nhiều hợp tác xã trên địa bàn xã đã mạnh dạn ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất, qua đó tăng sự cạnh tranh cho hàng hóa đơn vị làm ra trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bình, khẳng định xây dựng NTM đã tạo ra diện mạo mới cho địa phương, rút ngắn và tiến dần đến không còn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị. “Điều kiện sống thành thị - Giá cả nông thôn” là lợi thế của hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo nền tảng vững chắc cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
Chủ động vượt qua thách thức
Để khai thác tốt lợi thế của địa phương trong xây dựng NTM, huyện Bắc Tân Uyên đã phát huy cùng lúc 2 thế mạnh gồm “nội lực” là xây dựng, phát triển vườn cây ăn trái có múi. Nhờ đó, đến nay toàn huyện đã phát triển được trên 2.000 ha tập trung với khoảng 120 trang trại tổng hợp quy mô từ trung bình đến lớn, ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 600 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP, 17 ha đạt tiêu chuẩn trang trại hữu cơ. Hiện năng suất thu hoạch, giá các sản phẩm nông nghiệp trang trại (cam, bưởi) trên địa bàn huyện có giá trị gấp 3 lần so với sản phẩm cùng loại từ các thị trường truyền thống ở phía nam trước đây. Giá trị này được hình thành từ lợi thế địa lý của vùng đất Bắc Tân Uyên rất phù hợp với cây ăn trái có múi, lại được bồi đắp bởi phù sa, nước mát từ sông Đồng Nai, sông Bé...
Lợi thế về “ngoại lực” của huyện là năng lực thu hút đầu tư, mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực, công nghệ, kinh nghiệm và quan hệ thị trường đến địa phương triển khai dự án, mở rộng hợp tác, phát triển trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đầy kinh tế - xã hội, thương mại - dịch vụ và đô thị địa phương phát triển.
Ông Uy tâm tình, băn khoăn nhất của lãnh đạo xã Đất Cuốc cũng như các hộ gia đình trong xây dựng NTM là vấn đề văn hóa. Thực tế cho thấy, khi kinh tế địa phương phát triển, ý thức văn hóa của người dân cũng tăng lên, các phong trào vệ sinh môi trường, làm đẹp đường phố được bà con hưởng ứng rất tốt. Tuy vậy, địa phương cũng phải thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cảnh giác với văn hóa độc hại, vì đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều tệ nạn, tai nạn, trọng án... Danh hiệu NTM mà địa phương, nhân dân trong xã dày công xây dựng sẽ không còn nếu để xảy ra một trong các sự cố, vấn đề nêu trên.
Nói về việc phát huy nội lực trong xây dựng NTM gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng Kinh tế - Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Bắc Tân Uyên, chia sẻ nhờ có sự chỉ đạo xuyên suốt từ đầu về phát triển vườn cây ăn trái có múi và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP, kết hợp với chứng nhận nhãn hiệu tập thể do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho “Cam, bưởi Bắc Tân Uyên” mà sản phẩm cây có múi trên địa bàn huyện đã đứng vững và cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước. Địa phương tin tưởng với những lợi thế đã có, cam, bưởi Bắc Tân Uyên không nằm trong danh sách “cần giải cứu” như nhiều sản phẩm nông nghiệp khác đã xảy ra tại một số địa phương trong nước thời gian qua.
Tuy vậy, ông Thuận cũng nhìn nhận, làm sao đưa sản phẩm đi xa hơn với giá trị cao hơn đang là vấn đề khó cho địa phương, vì còn lệ thuộc vào các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chẳng hạn, muốn sản phẩm vào được thị trường Nhật Bản thì doanh nghiệp, hợp tác xã ở Bắc Tân Uyên hay lớn hơn nữa là ngành công thương tỉnh Bình Dương cũng khó thực hiện vì phải căn cứ vào thỏa thuận mở cửa thị trường giữa các nước. Với sự nỗ lực, quyết tâm của “3 nhà” (Nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp), huyện Bắc Tân Uyên đã tạo ra sản phẩm chất lượng, có thương hiệu, được khách hàng trong nước đón nhận, nhưng muốn xuất khẩu (chính ngạch) với số lượng lớn, ổn định thì cần có sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện từ Trung ương, Chính phủ giúp sản phẩm hội nhập vào thị trường quốc tế.
Bà Trần Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Bắc Tân Uyên, cho biết hiện tại, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá tốt nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, quy hoạch của địa phương. Giao thông đóng vai trò đòn bẩy trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM. Chính vì vậy, trong thời gian tới địa phương sẽ tập trung làm tốt hơn nữa nhiệm vụ này. |
DUY CHÍ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Hợp lý nhưng không hợp tình
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba
- ·Chủ tịch Quốc hội: Đổi mới, góp phần phát huy dân chủ, tạo đồng thuận xã hội
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Trưởng ban Kinh tế TƯ: Muốn phát triển vùng phải cùng đóng góp, chia sẻ
- ·Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam: Thêm nhiều giải pháp giảm tỷ lệ chậm đóng Bảo hiểm Xã hội
- ·Thu tiền điện với giá bất thường
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Rách rồi
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Thủ tướng: Các doanh nghiệp, nhà đầu tư Bỉ đều thấy yên tâm khi đến Việt Nam
- ·Kỳ vọng du lịch
- ·Asanzo có dấu hiệu giả mạo xuất xứ và lừa dối người tiêu dùng
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Tăng cường thanh, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời tham nhũng
- ·Bắt 5 người Trung Quốc dụ dỗ trẻ vị thành niên quay clip sex
- ·Lãnh đạo Việt Nam viếng, ghi sổ tang tưởng niệm ông Giang Trạch Dân
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·814 lượt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm