会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong da giao huu cau lac bo】TĐ, TCT nhà nước thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành chính trước 2015!

【ket qua bong da giao huu cau lac bo】TĐ, TCT nhà nước thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành chính trước 2015

时间:2025-01-26 17:11:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:570次

td tct nha nuoc thuc hien thoai von dau tu ngoai nganh chinh truoc 2015

Tái cơ cấu DNNN sẽ được thực hiện theo đúng lộ trình (Ảnh: ST)

Trong quý I, các DNNN phải có phương án tái cơ cấu

Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc nêu: Trong 30 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) Nhà nước, có tới 16 TĐ, TCT Nhà nước có vốn nợ phải trả lớn gấp từ 5 - 10 lần và có 14 TĐ, TCT nhà nước có vốn phải trả trên vốn chủ sở hữu, tức là từ 3 - 5 lần.

Cử tri Vĩnh Phúc hỏi Bộ Tài chính đã có phương án cùng các bộ, ngành trình lên Thủ tướng về kế hoạch, cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu về tài chính; và quan trọng nhất là vào thời gian nào chúng ta làm được việc đó?

Sau khi tái cơ cấu và các TĐ, TCT hoạt động trong một vài năm tới nếu tiếp tục thua lỗ thì về phía Bộ Tài chính có quan điểm gì về vấn đề này, tiếp tục cơ cấu hay cho giải thể, cử tri Vĩnh Phúc hỏi.

Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã chủ trì triển khai xây dựng Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 - 2015 (trọng tâm là các TĐ kinh tế, TCT nhà nước), theo đó việc tái cơ cấu DNNN nhằm thực hiện những mục tiêu như: Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của khu vực DNNN và từng DNNN tương xứng với nguồn lực được giao; Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cơ cấu tài chính hợp lý cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của DNNN, nhất là TĐ kinh tế, TCT nhà nước.

Về trường hợp các TĐ kinh tế, TCT nhà nước sau khi thực hiện tái cơ cấu nhưng vẫn kinh doanh thua lỗ, Bộ Tài chính cho rằng việc tiếp tục cơ cấu hay cho giải thể cần tính đến lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước cần nắm giữ vốn tại các DN này để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ điều tiết kinh tế vĩ mô, qua đó sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục cho phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với tiêu chí danh mục phân loại DNNN do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, còn góp phần đảm bảo cho TĐ kinh tế, TCT nhà nước làm tốt vai trò công cụ điều tiết vĩ mô, là "đầu tàu" định hướng sự phát triển, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy các DN thuộc thành phần khác cùng phát triển...

Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, Bộ Tài chính cho rằng việc tái cơ cấu DNNN cần tập trung vào những nội dung chủ yếu như: Phát triển DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô; quốc phòng, an ninh và trên một số địa bàn quan trọng; Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, trong đó chú trọng vào các TĐ kinh tế, TCT nhà nước, thu hút các nhà đầu tư chiến lược mạnh trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào DNNN, khuyến khích người lao động mua cổ phần tại DN.

Bên cạnh đó, sẽ sắp xếp, đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của TĐ kinh tế, TCT nhà nước nhà nước; nâng cao năng lực, hiệu lực quản trị và thực hiện công khai, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường đối với DNNN. Đồng thời, phân định và tăng cường chức năng quản lý nhà nước và chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu; tách biệt thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền chủ động sản xuất kinh doanh của DN.

Đối với các TĐ, TCT nhà nước, ngoài việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực quản trị, sẽ thực hiện sắp xếp lại theo hướng tập trung phát triển DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh quốc phòng...

Về cơ cấu ngành nghề, Bộ Tài chính cho biết, các TĐ, TCT nhà nước tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính, thực hiện thoái vốn đầu tư ở những lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính và lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, có nhiều rủi ro (như: ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bất động sản…) trước năm 2015. Đây cũng là tiền đề để các TĐ kinh tế, TCT nhà nước điều chỉnh từng bước cơ cấu tài chính một cách hợp lý và phù hợp với định hướng phát triển chung.

Bộ Tài chính cũng nêu cụ thể thời gian thực hiện. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 17-1-2012 về việc đẩy mạnh tái cơ cấu DN nhà nước, trong quý I-2012, các Bộ quản lý ngành và TĐ kinh tế, TCT 91 trình Thủ tướng Chính phủ; TCT 90 và DN 100% vốn nhà nước trình Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố phê duyệt phương án tái cơ cấu từng TĐ kinh tế, TCT nhà nước, DN 100% vốn nhà nước để thực hiện.

Hiện nay, đề án “Tái cơ cấu DN nhà nước” đã được Chính phủ đồng ý cho triển khai và Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xác định cụ thể các nội dung, chương trình cần phải triển khai thực hiện Đề án này, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để làm căn cứ thực hiện.

Bộ Tài chính đã kiến nghị giảm tiền thuê đất cho DN

Cử tri TP. Hải Phòng đề nghị Nhà nước nên cân nhắc việc tăng giá thuê đất trong giai đoạn DN đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay; Đề nghị cần có lộ trình tăng giá thuê hợp lý, nên ổn định giá thuê đất cho DN ít nhất trong vòng 5 năm.

Bộ Tài chính cho biết, tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14-11-2005 của Chính phủ về việc thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30-12-2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14-11-2005 của Chính phủ) đã quy định đơn giá thuê đất của mỗi dự án ổn định 05 năm.

Tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP với mức chung là 0,5%; cận dưới cho các dự án thuê đất tại địa bàn, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, dự án sản xuất nông, lâm nghiệp là 0,25%; cận trên cho các dự án thuê đất tại trung tâm thương mại, đầu mối giao thông, lĩnh vực thương mại dịch vụ là 2%. Từ ngày Nghị định số 121 của Chính phủ có hiệu lực thi hành (ngày 1-3-2011) tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất được điều chỉnh mức chung là 1,5%; cận dưới là 0,75% và cận trên là 3%.

Giá đất tính thu tiền thuê đất: quy định tại Nghị định số 142 là giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do UBND cấp tỉnh quy định; Từ ngày Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 của Chính phủ có hiệu lực thi hành (ngày 1-10-2009) giá đất tính thu tiền thuê đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do UBND cấp tỉnh quy định; Trường hợp giá đất do UBND cấp tỉnh quy định chưa sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường thì xác định lại trình UBND cấp tỉnh quyết định.

Bộ Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh tăng mức giá thuê đất phù hợp với chính sách khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm các mục tiêu: Đưa giá cho thuê đất tiệm cận với giá thị trường để xoá bỏ dần bao cấp về đất đai, hạn chế tham nhũng, thất thoát. Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy công tác cổ phần hóa các DNNN; Đảm bảo hài hòa với chính sách thu tiền sử dụng đất trong tổng thể chính sách thu tài chính về đất đai. Tạo ra sự sòng phẳng, minh bạch khi DN ứng tiền thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thì được khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp.

Ngoài ra, còn góp phần phù hợp với cam kết của Chính phủ Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2012, trong đó có việc rà soát để xoá bỏ hoặc hạn chế các khoản ưu đãi (miễn, giảm) về đất theo cơ chế ưu đãi đầu tư khuyến khích xuất khẩu…

Mặc dù số đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách mới chiếm tỷ trọng không nhiều, về tổng thể mức độ ảnh hưởng cũng không lớn song để hỗ trợ và giảm khó khăn cho DN do tác động của hình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2903/QĐ-TTg ngày 23-11-2011 về việc giảm tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế.

Theo đó giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 cho các tổ chức kinh tế đang hoạt động trong các ngành sản xuất (không bao gồm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ) đang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà trong năm 2011 và năm 2012 phải xác định đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Đồng thời quy định điều kiện và mức tiền thuê đất được giảm không thấp hơn tiền thuê đất phải nộp năm 2010 (với cùng mục đích sử dụng đất thuê và diện tích tính thu tiền thuê đất).

Trường hợp tiền thuê đất sau khi được giảm vẫn lớn hơn 2 lần so với tiền thuê đất phải nộp của năm 2010 thì tổ chức kinh tế được giảm tiếp tiền thuê đất của năm 2011, năm 2012 đến mức bằng 2 lần tiền thuê đất phải nộp của năm 2010. Trên cơ sở Quyết định số 2093/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã có văn bản số 17969/BTC-QLCS ngày 30-12-2011 hướng dẫn triển khai thực hiện.

Minh Anh

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
  • Siêu xe bị xích bánh giữa phố, 2 ngày không ai tới nhận
  • Giải bài toán thiếu trường THPT công lập ở các thành phố lớn
  • Phù phép bìa các tông thành siêu xe Kawasaki XZ
  • Long An sees positive socio
  • Toyota cân nhắc tăng giá xe ở các thị trường đang nổi
  • Chóng mặt vì 'phong cách' nháy đèn xi
  • Thí điểm đào tạo liên thông từ Trung học Phổ thông lên đại học cho tài năng trẻ
推荐内容
  • Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
  • Chủ tịch tập đoàn Toyota đi xe gì?
  • Choáng với hình ảnh các cô gái 'kẹp 5' trên một chiếc xe ga
  • Thói quen xấu khi lái xe của phụ nữ dễ gây ra tai nạn
  • Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
  • Clip cảnh báo về tai nạn kinh hoàng với động cơ ô tô