【lịch cúp châu âu】Hiệp định Paris: Cánh cửa đến hòa bình và bài học bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Quang cảnh lễ ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp) |
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một điển hình về sự nghiệp đấu tranh ấy. Và Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 tại Thủ đô nước Pháp chính là kết quả thắng lợi của một trong những cuộc đàm phán khó khăn, lâu dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới.
Trong căn nhà riêng ấm cúng tại khu tập thể Thành Công, Hà Nội, Nhà ngoại giao Phạm Ngạc, năm nay đã gần 90 tuổi nhưng vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn. Chia sẻ tường tận những câu chuyện chung quanh hoạt động đàm phán tại Paris cách đây hơn nửa thế kỷ, ông Phạm Ngạc nhớ lại: "Tôi là người trẻ tuổi nhất trong phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".
Nhắc tới những kỷ niệm không thể nào quên về quãng thời gian ấy, ông Phạm Ngạc kể, cuộc đàm phán ở Hội nghị Paris diễn ra đầy cam go, phức tạp, kéo dài gần 5 năm, từ 13/5/1968 đến 27/1/1973, với 202 phiên công khai, 36 phiên gặp riêng bí mật, với 500 cuộc họp báo và 1.000 cuộc phỏng vấn, đàm phán.
"Đoàn đàm phán của Mỹ có thể thông tin về nước rất nhanh. Họ có thể đàm phán nửa chừng rồi ra ô tô là có thể gọi về nước xin ý kiến. Trong khi đó, chúng ta phải mã hóa gửi về và nếu muốn về nước xin thêm chỉ thị, đồng chí Lê Đức Thọ phải mất nhiều ngày để di chuyển về Việt Nam. Có lần cuộc đàm phán kéo dài đến 3 giờ sáng, ngay sau đó đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải lên máy bay về nước để báo cáo, mang theo biên bản cuộc họp", ông Phạm Ngạc kể lại.
"Vượt qua mọi khó khăn, các thành viên trong đoàn đàm phán luôn giữ vững tinh thần chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao", ông Phạm Ngạc xúc động nói.
Trong trí nhớ của ông Phạm Ngạc, cuối cùng, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Paris) ngày 22/1/1973, tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế Clêbe, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và cố vấn Henry Kissinger ký tắt. Ngày 27/1/1973, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký chính thức.
Đây là văn kiện pháp lý quốc tế khẳng định thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, với những điều khoản quan trọng, đó là: Hoa Kỳ cùng các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh rút khỏi Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ; việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình...
Nhắc đến cảm xúc hạnh phúc khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Phạm Ngạc lại nhớ giây phút ngày 27/1/1973, Phái đoàn Việt Nam bước ra cửa. Rợp trời là cờ đỏ sao vàng và cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Bạn bè quốc tế tụ họp rất đông chúc mừng hai đoàn Việt Nam, chia sẻ với ta niềm vui này, coi đây là thắng lợi chung của chính nghĩa.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Hát mãi ước mơ: Con đi hát kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ bị tai biến
- ·Hát mãi ước mơ: Con đi hát kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ bị tai biến
- ·Cà phê muối xứ Huế được báo quốc tế khen ngợi
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Chia sẻ thông tin về học bổng du học Mỹ
- ·IMF kêu gọi các quốc gia MENA đẩy mạnh cải cách kinh tế
- ·Nhóm G20 cam kết thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Biệt thự đầy hoa giữa Thủ đô của MC Hoa Thanh Tùng
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Mỹ xem xét đẩy nhanh cấp phép vắcxin ngừa COVID
- ·Tổng Giám đốc UNESCO thăm chính thức Việt Nam
- ·5 dấu hiệu nhận biết dầu ăn đã sử dụng nhiều lần
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Thương hiệu xe của Pháp chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
- ·Xây dựng chế độ trách nhiệm công vụ đối với công chức thuế
- ·Chết cười màn dạy tiếng Anh của Trấn Thành cho Lê Giang
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Nhật Bản dự kiến dỡ lệnh cấm nhập cảnh đối với 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam